Đặc điểm của quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Đặc điểm của quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn

-Quản lý đầu tƣ chính là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến quá trình đầu tƣ bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội và tổ chức kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đầu tƣ đã đề ra.

-Quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT là các hoạt động chấp hành và điều hành công tác đầu tƣ xây dựng CSHTGT có tính tổ chức thực hiện trên cơ sở thi hành các quy định của pháp luật; đƣợc bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Công trình xây dựng CSHTGT: là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất đƣợc tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. Công trình xây dựng CSHTGT bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh để sản xuất ra sản phẩm nêu trong dự án. Đối tƣợng quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT bao gồm: Dự án đầu tƣ và xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tƣ xây dựng. Dự án đầu tƣ để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới

-Nguồn vốn NSNN đầu tƣ xây dựng CSHTGT gồm Ngân sách trung ƣơng và Ngân sách địa phƣơng. Ngân sách địa phƣơng đƣợc sử dụng nguồn thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ƣơng để cân đối thu, chi ngân sách cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

1.1.2.Đặc điểm của quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn NSNN NSNN

Các dự án đầu tƣ xây dựng CSHTGTcó thời gian xây dựng kéo dài trong nhiều năm, chất lƣợng xây dựng và chất hiện đại của công trình chỉ có thể bảo đảm nếu đƣợc tính toán chính xác ngay từ khâu thiết kế, thực hiện thi công bảo đảm chất lƣợng và quản lý vận hành đúng quy trình.

Phần lớn các dự án có mức vốn đầu tƣ lớn, thời gian khấu hao kéo dài nhiều năm, nên rất khó khăn huy động vốn, do đó nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc; đồng thời phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau thỏa mãn nhu cầu đầu tƣ;

Công trình trải dài theo tuyến hàng km và chiếm không gian rộng, khi tiến hành đầu tƣ xây dựng có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau; mỗi tuyến đƣờng giao thông đƣợc xây dựng sẽ đi qua nhiều khu dân cƣ, tác động tới cộng động dân cƣ hai bên và các công trình khác;

Đầu tƣ xây dựng CSHTGT xây dựng trên đất và gắn với điều kiện tự nhiên. Vì vậy, điều kiện tự nhiên không chỉ ảnh hƣởng tới chất lƣợng công trình mà còn tác động lớn đến chi phí xây dựng và chi phí vận hành khi đƣa vào khai thác sử dụng. Do đó, ngay từ khi khảo sát, thiết kế cho tới xây dựng và đƣa vào sử dụng nếu không chú ý sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ và tuổi thọ của công trình. Với đặc điểm của công trình đƣờng bộ khi đi qua những vùng có địa hình chia cắt bởi sông, suối, vùng trũng, hay sƣờn dốc... sẽ đòi hỏi thiết kế phải khác với công trình ở nơi địa hình bằng phẳng thuận lợi hơn.

1.1.3. Vai trò của quản lý đầu tư xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn

NSNN

- Bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế và đời sống diễn ra thuận lợi, hiệu quả và an toàn;

- Tác động lan tỏa thu hút đầu tƣ từ các nguồn khác và vào các lĩnh vực khác trong nền kinh tế;

- Khi đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông sẽ tạo ra nhiều đơn đặt hàng với khối lƣợng dự án và công việc cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất;

- Ảnh hƣởng tới cầu hàng hóa đầu tƣ trong tổng cầu kích thích tăng trƣởng kinh tế.

- Rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng.

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NSNN 1.2.1.Quy hoạch đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN

- Quản lý công tác quy hoạch đƣợc coi là nội dung đầu tiên trong quản lý đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN. Quản lý quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong sử dụng nguồn lực có giới hạn của ngân sách cũng nhƣ tài nguyên khác của tỉnh trong khi có quá nhiều nhu cầu dịch vụ công phải thỏa mãn cho xã hội.

- Quản lý quy hoạch đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN là tiền đề cho việc triển khai các dự án đầu tƣ thông qua việc xác định các mục tiêu, thời điểm đầu tƣ và dự tính nguồn lực cần thiết từ ngân sách để việc xây dựng đƣợc tiến hành một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

- Công tác quản lý quy hoạch đầu tƣ CSHTGT đƣợc thực hiện bởi các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và dựa trên Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đƣờng bộ Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển các ngành khác. Theo quy định hiện nay, Sở giao thông vận tải (chủ trì) phối hợp với các Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thƣơng.. và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tham mƣu UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch. .

1.2.2.Thực hiện quản lý chuẩn bị đầu tư CSHTGT từ nguồn vốn NSNN

Quản lý công tác chuẩn bị đầu tƣ xây dựng CSHTGT là quá trình tiến hành quản lý một loạt các hạng mục công việc nhằm phục vụ cho việc

đầu tƣ đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch, công tác này bao gồm các bƣớc nhƣ sau:

(1)Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

- Lập Báo cáo đầu tƣ xây dựng công trình và xin phép đầu tƣ, đƣợc quy định tại Điều 5, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý đầu tƣ xây dựng công trình.

- Lập Dự án đầu tƣ xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi), đƣợc quy định tại Điều 6, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ.

- Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng công trình bao gồm: Tờ trình thẩm định dự án; dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. Nội dung thẩm định Dự án đầu tƣ xây dựng công trình, đƣợc quy định tại Điều 11, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và thẩm định nguồn vốn của dự án theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, đƣợc quy định tại Điều 10, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ

(2)Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán

- Lập thiết kế theo quy định tại Điều 16, 17, Nghị định số 12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ.

- Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại Điều 20, 21, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2012 của Chính phủ.

(3)Quản lý công tác đấu thầu

Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu), đánh giá hồ sơ dự thầu (hoặc hồ sơ đề xuất) và kết quả đấu thầu (hoặc kết quả chỉ định thầu) tuân thủ theo quy định của pháp luật

về đấu thầu nhƣ: Luật Đấu thầu, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ, …và các mẫu hƣớng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành.

1.2.3.Lập và thực hiện kế hoạch vốn NS đầu tƣ xây dựng CSHTGT

Kế hoạch vốn ngân sách cho CSHTGT là kế hoạch giao vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt, đƣợc chia thành nhiều loại nhƣ: kế hoạch ngắn hạn (một năm), kế hoạch trung hạn (ba năm), kế hoạch dài hạn (năm năm). Kế hoạch vốn ngân sách cho CSHTGT tỉnh phản ánh khả năng huy động, bố trí sử dụng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, theo tiến độ thời gian và từng dự án hoặc hạng mục công trình cụ thể.

Lập kế hoạch vốn ngân sách cho CSHTGT phải gắn liền với mục tiêu, kế hoạch phát triển của các ngành và kinh tế - xã hội của địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát nguồn vốn NSNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Nguyên tắc của việc phân bổ vốn ngân sách cho CSHTGT: đúng với chỉ tiêu đƣợc giao về tổng mức đầu tƣ, cơ cấu vốn trong và ngoài nƣớc; bố trí tập trung vốn cho các dự án theo chỉ đạo của Trung ƣơng về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đƣợc phê duyệt quyết toán, công trình hoàn thành đƣa và khai thác sử dụng còn thiếu vốn; các dự án đảm bảo theo tiến độ và việc bố trí vốn cho dự án mới phải bảo đảm tổng số vốn bố trí cho từng dự án (gồm vốn ngân sách trung ƣơng, vốn ngân sách địa phƣơng và các nguồn vốn hợp pháp khác) tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A; 20% đối với dự án nhóm B; 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tƣ đƣợc duyệt; dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm, dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm.

1.2.4.Quản lý hoạt động triển khai đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn NSNN nguồn vốn NSNN

Việc tổ chức quản lý chất lƣợng thi công xây dựng theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ, theo đó quá trình này bao gồm:

(1)Quản lý khảo sát và thiết kế xây dựng công trình

Chủ đầu tƣ có thể lựa chọn giữa việc tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng, Vì đối với các dự án đầu tƣ CSHTGT có vị trí xây dựng trãi dài theo tuyến, trên địa hình thay đổi, nếu không giám sát kỹ ở khâu khảo sát, dẫn đến số liệu tự nhiên khác thực tế, làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng ở bƣớc thiết kế và thi công.

(2)Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Chủ dầu tƣ xây dựng công trình phải tổ chức giám sát thi công xây dựng theo những nội dung sau đây: kiểm tra sự phù hợp về điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng mà nhà thầu đã cam kết và ký kết với chủ đầu tƣ; Kiểm tra và giám sát chất lƣợng vật tƣ, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp theo yêu cầu của thiết kế; Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình theo các điều kiện nhà thầu thi công xây dựng cam kết trong hợp đồng xây dựng;

(3)Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Công trình trƣớc khi triển khai phải đƣợc lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã đƣợc phê duyệt. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải đƣợc lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

(4)Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

Trong quá trình thi công xây dựng công trình phải đƣợc thực hiện theo khối lƣợng của thiết kế đƣợc phê duyệt và các điều khoản cam kết trong hợp đồng đã ký. Mọi vấn đề thay đổi có liên quan đến khối lƣợng thi công cần đƣợc quản lý chặt chẽ, có báo cáo cụ thể về khối lƣợng gia tăng cũng nhƣ nguyên nhân phát sinh.

(5)Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tƣ xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng; phải theo từng công trình và phù hợp với các giai đoạn đầu tƣ xây dựng công trình, các bƣớc thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nƣớc.

(6)Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng công trình

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngƣời và công trình trên công trƣờng xây dựng. Trƣờng hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải đƣợc các bên thỏa thuận và nhất trí. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải đƣợc thể hiện công khai trên công trƣờng xây dựng để mọi ngƣời biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trƣờng, phải bố trí ngƣời hƣớng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn có thể xảy ra.

(7)Quản lý môi trường xây dựng công trình

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trƣờng cho ngƣời lao động trên công trƣờng và môi trƣờng xung quanh nhƣ: chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trƣờng. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải để đƣa đến nơi quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu và phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trƣờng.

1.2.5. Thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tƣ

Giám sát, đánh giá đầu tƣ là hoạt động theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức độ đạt đƣợc của quá trình đầu tƣ so với yêu cầu và mục tiêu. Giám sát, đánh giá đầu tƣ gồm giám sát, đánh giá dự án đầu tƣ và giám sát, đánh giá tổng thể đầu tƣ, đƣợc quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ. Giám sát và đánh giá đầu tƣ là công cụ quan trọng nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định trong việc quản lý dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vƣớng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý dự án.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NSNN.

1.3.1.Đặc điểm tự nhiên của địa phƣơng

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của địa phƣơng, từ đó quyết định đến mức chi NSNN. Những ảnh hƣởng xấu từ điều kiện tự nhiên nhƣ thiên tai, lụt bão thƣờng xuyên là một trong những nguyên nhân làm tăng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng CSHTGT. Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế của một địa phƣơng, đặc biệt là tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp. Qua đó, ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phƣơng.

1.3.2. Tình hình kinh tế -xã hội của địa phƣơng

Sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tƣ xây dựng CSHTGT đồng bộ và có chất lƣợng, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại an toàn của cộng đồng doanh nghiệp và của nhân dân. Mặt khác, khi các cơ sở kinh tế và điểm dân cƣ tăng lên cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng đòi hỏi không chỉ việc mở rộng mà còn là việc xây dựng mới nhiều tuyến đƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của nền kinh tế. Quy mô nền

kinh tế, tốc độ tăng dân số là nhân tố tác động làm tăng đáng kể nhu cầu dịch vụ cơ sở hạ tầng giao thông.

1.3.3.Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)