8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Một số giải pháp khác
UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, ngành thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Giao cho Sở Nội vụ chủ trì tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc và thực thi pháp luật. Cải cách hành chính với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính công, đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp huyện và các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp. Tiếp tục kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp huyện, thị xã và thành phố có đủ năng lực, phẩm chất để quản lý, giải quyết đúng thẩm quyền những nhiệm vụ đƣợc giao.
- Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc theo hƣớng giao cho một cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục trên cơ sở có quy chế, quy định về phối hợp giải quyết; đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi những thủ tục, loại bỏ những giấy tờ không cần thiết, những quy định, quy chế không còn phù hợp, rút ngắn thời gian giải quyết các công việc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý đầu tƣ để xây dựng chính quyền điện tử nhằm cung cấp cho ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp các dịch vụ trực tuyến “một cửa” tiện ích, dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi qua mạng; từng bƣớc công khai minh bạch các hoạt động của các cấp chính quyền thông qua mạng Internet.
- Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đẩy mạnh liên kết với các tỉnh trong khu kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có và nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của mỗi tỉnh và cả vùng, với các tỉnh khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, ngành giao thông vận tải tập trung liên kết phát triển cụ thể là:
- Các tỉnh hợp tác trong quản lý vận tải, nâng cao chất lƣợng, bảo đảm trật tự vận tải hành khách liên tỉnh và công tác quản lý phƣơng tiện vận tải và ngƣời lái; phối hợp mở rộng các tuyến xe buýt nội tỉnh sang các tỉnh liền kề. Mời gọi các doanh nghiệp mở tuyến vận tải khách cố định và tuyến vận tải quốc tế kết hợp du lịch đi các tỉnh liên kết.
- Hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong phát triển mạng lƣới giao thông vận tải đô thị, giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ tìm hiểu và triển khai đầu tƣ.
- Trên cơ sở đầu tƣ hạ tầng giao thông của các tỉnh trong vùng sẽ có danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ trong giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp với nguồn lực của Trung ƣơng và của các tỉnh trong vùng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong những năm tới, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc sẽ có sự phục hồi, chuyển biến tích cực hơn, nhƣng còn nhiều yếu tố rủi ro và chƣa vững chắc. Đối với trong nƣớc, dự báo sự phục hồi của nền kinh tế rõ rệt hơn, do tác động tích cực từ nền kinh tế thế giới, tác động của các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, niềm tin kinh doanh đƣợc củng cố, dòng vốn đƣợc khai thông sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục sản xuất; Hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, có tác động và tạo ra sự cải thiện mạnh mẽ môi trƣờng kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng đầu tƣ và thƣơng mại cho doanh nghiệp. Do đó cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý đầu tƣ CSHTGT theo các nhóm giải pháp cụ thể và đặc thù nhất định. Chỉ có nhƣ vậy mới bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tƣ từ nguồn này.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đầu tƣ CSHTGT từ ngân sách trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Lƣợng vốn đầu tƣ từ NSNN có hạn nhƣng đang phải đối mặt với nhu cầu vô hạn do sự phát triển kinh tế nhanh chóng của nƣớc ta. Chính về thế việc cấp thiết hiện nay là phải quản lý một cách chặt chẽ để bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
Quảng Ngãi trƣớc đây là một tỉnh thuần nông, chịu nhiều ảnh hƣơng của thiên tai. Từ khi khu kinh tế Dung Quất đƣợc thành lập và đi vào hoạt động cơ sở hạ tầng cũng nhƣ nội lực của nền kinh tế tỉnh mới đƣợc tăng lên, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vƣợt kế hoạch. Tốc độ xây dựng trên địa bàn ngày càng nhiều, các dự án đầu tƣ lớn liên tục đổ về đã phát huy hiệu quả là, cho cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch mạnh mẽ. Trƣớc tình hình đó việc hình thành khung lý thuyết về quản lý đầu tƣ từ ngân sách càng trở nên cấp bách từ đó có cơ sở để phân tích tình hình quản lý và kiến nghị các giải pháp một cách có hiệu quả. Các nội dung quản lý đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn ngân sách bao gồm: (i) quy hoạch đầu tƣ; (ii) quản lý chuẩn bị đầu tƣ; (iii) lập và thực hiện kế hoạch; (iv) quản lý chất lƣợng đầu tƣ; (v) giám sát và đánh giá đầu tƣ.
Những năm qua đầu tƣ CSHTGT từ ngân sách NN của tỉnh Quảng Ngãi là rất lớn, đầu tƣ tăng liên tục qua các năm và đóng góp lớn cho sự đổi thay của tỉnh nhà. Hiệu quả đầu tƣ vào CSHTGT trong những năm qua của tỉnh đƣợc đánh giá khá cao nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề yếu kém nhƣ: (1) Công tác quy hoạch đầu tƣ chƣa gắn kết, chất lƣợng một số dự án quy hoạch chƣa cao, chƣa có tầm nhìn xa… (2) Công tác quản lý chuẩn bị đầu tƣ hiệu quả
chƣa cao, nhiều dự án đầu tƣ có vị trí xây dựng chƣa phù hợp với quy hoạch, phƣơng án thiết kế cơ sở chƣa phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, gây lãng phí…; (3) Công tác thực hiện kế hoạch vốn NS cho xây dựng CSHTGT chƣa có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính bên ngoài cho đầu tƣ, giải ngân vốn hàng năm vẫn tồn tại nhiều bất cập, bị từ chối thanh toán hoặc triển khai giải ngân chậm…(4) Công tác quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng CSHTGT vẫn còn tình trạng việc giám sát thi công sơ sài, công tác nghiệm thu khối lƣợng thiếu chặt chẽ, thanh quyết toán một số hạng mục công trình chƣa đúng...(5) Công tác giám sát và đánh giá đầu tƣ còn lúng túng chƣa có kế hoạch giám sát; nội dung báo cáo tổng thể chƣa chuyên sâu, thiếu số liệu và phân tích đánh giá tình hình sơ sài, thiếu đề xuất các biện pháp, nên hiệu quản thực tế của công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ chƣa đúng với thực tế phát sinh...
Kiến nghị
Trong thời gian tới, UBND tỉnh cần chỉ đạo ban hành đồng bộ các quy định theo từng công đoạn trong suốt quá trình đầu tƣ, vì nếu xảy ra vấn đề ở bất kỳ một công đoạn nào sẽ ảnh hƣởng dây chuyền đến cả quá trình đầu tƣ CSHTGT nói riêng và trong đầu tƣ XDCB nói chung. Cụ thể một số quy trình nhƣ: lập, thẩm định và phê duyệt các dự án quy hoạch; lập, thẩm định dự án, thẩm định nguồn vốn và quyết định đầu tƣ; lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán….giải ngân, hoàn ứng và Quy trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
Cần quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm, tiêu chuẩn, điều kiện bắt buộc đối với tất cả những tập thể, cá nhân tham gia vào quá trình quy hoạch, thẩm định và phê duyệt quyết toán dự án đầu tƣ; quy định rõ trình tự, nội dung, thời
gian hoàn thành bắt buộc đối với từng loại công việc trong tất cả giai đoạn đầu tƣ. Đặc biệt là cần tạo ra cơ chế cụ thể để nhân dân và báo chí cùng tham gia giám sát, phát hiện các tiêu cực xảy ra trong quá trình đầu tƣ.Nếu giải quyết tốt ở khâu này sẽ phát hiện nhanh ách tắc ở khâu nào, nguyên nhân từ đâu, trách nhiệm thuộc về ai, từ đó mới có giải pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời, giúp cho quá trình đầu tƣ đƣợc thông suốt từ khâu đầu đến khâu cuối theo đúng trình tự đã đƣợc quy định. Và có nhƣ thế, mới có thể xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập trong thời gian qua, tạo nên môi trƣờng thuận lợi trong đầu tƣ ở địa phƣơng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
[1] Bộ trƣởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tƣ Bùi Quang Vinh (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước”, Tạp chí Cộng Sản.
[2] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2007), Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.
[3]Bài viết “Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ” (2016), Cổng thông tin điện tử Bộ giao thông vận tải Việt Nam.
[4] TS. Nguyễn Thanh Bình (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng”, Tạp chí Tài Chính.
[5] Chính phủ (2010), Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
[6] Chính phủ (2010), Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
[7] Chính phủ (2011), Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
[8] Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015),Niên giám Thống kê qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Quảng Ngãi.
[9] Đánh giá các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng - một biện pháp quan trọng đảm bảo chất lượng công trình giao thông, Tạp chí GTVT.
[10] Lê Xuân Hùng (2015),Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở giao thông vận tải Hà Nội,
Luận văn Thạc sĩ,Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội.
[11] Đoàn Thị Ngọc Hƣơng (2011), Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà nội.
[12] Đỗ Thị Hƣơng (2011), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
[13] Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu- Bộ Quốc Phòng, Luận văn Thạc sĩ,Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội.
[14] Th.S Phạm Diễm Hằng (2016), “Bài học rút ra cho Việt Nam từ việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ theo hình thức hợp tác công - tƣ của các nƣớc”, Tạp chí điện tử của Bộ Giao Thông Vận Tải.
[15] Hệ thống văn bản ban hành của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
[16] Đặng Văn Minh (2015), “Đột phá hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị Quảng Ngãi”, Báo giao thông vận tải.
[17] Hồ Thị Hƣơng Mai (2015), Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
[18] PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, T.S. Từ Quang Phƣơng (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
[19] PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
[20] Xuân Nguyên (2016), Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm 3 miền: Bắc, Trung, Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Giao Thông Vận Tải.
[21] TS.Từ Quang Phƣơng (2005), Giáo trình Quản lý Dự án đầu tư, NXB Lao động – Xã hội.
[22] Quốc hội (2014). Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13. [23] Quốc hội (2014). Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. [24] Quốc hội (2014). Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.
[25] Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, Quảng Ngãi.
[26] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Quảng Ngãi, Số liệu đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương qua các năm 2011-2015,
Quảng Ngãi.
[27] Sở Xây dựng Quảng Ngãi, Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi qua các năm (2001-2015).
[28] Trƣơng Quang Tứ (2008), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Thành phố Đồng Hới, Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế Huế.
[29] Trịnh Thị Hồng Thúy (2012), Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận văn Tiến sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
[30] Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán chi ngân sách tỉnh Quảng Ngãi qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Quảng Ngãi.
[31] UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 15/9/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phân khai kế hoạch vốn các dự án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch ngành năm 2011.
Trang website:
[32] http://vanban.quangngai.gov.vn/index [33] http://tapchigiaothongvantai.vn/2013/03/