Định hƣớng và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của

của tỉnh Quảng Ngãi

a. Định hướng

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm nhằm tạo ra bƣớc đi phù hợp vừa có bƣớc đột phá theo hƣớng hiện đại tạo nên mạng lƣới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phƣơng thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh. Nâng cao công tác bảo trì, bảo dƣỡng, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo đó mọi ngƣời sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông sẽ đóng góp phí sử dụng cho công tác bảo trì và tái đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Dành quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông một cách hợp lý, bềnh vững. Công tác quy hoạch đất sử

dụng cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phƣơng.

Bên cạnh việc tạo ra hệ thống giao thông công cộng ngày càng hiện đại, tỉnh Quảng Ngãi đang bàn giải pháp hƣớng đến việc biến Quảng Ngãi trở thành trung tâm trung chuyển của miền Trung-Tây Nguyên. Quảng Ngãi có lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều dự án quan trọng nằm trong khu kinh tế trọng điểm quốc gia nhƣ: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Khu công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi; là tỉnh có mạng lƣới giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi giữa đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không, đây là môi trƣờng thuận lợi để ngành vận tải phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng.

b. Mục tiêu

- Phấn đấu hoàn thành xuất sắc toàn diện các nhiệm vụ, kế hoạch đƣợc UBND tỉnh và Bộ GTVT giao, trong đó đảm bảo tốc độ tăng trƣởng về sản lƣợng vận tải hàng năm là 10-11%; giải ngân 100% kế hoạch vốn đƣợc giao và quyết toán 100% dự án hoàn thành theo đúng thời gian quy định.

- Từng bƣớc xây dựng phát triển mạng lƣới giao thông tỉnh Quảng Ngãi một cách đồng bộ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI ”Xây dựng hệ thông kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”; phát triển vận tải và công nghiệp sửa chữa, bảo dƣỡng theo hƣớng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lƣợng ngày càng cao, giá thành lợp lý, tiện nghi, an toàn, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Để đạt đƣợc mục tiêu trở thành Trung tâm trung chuyển của khu vực, Sở GTVT xác định đến năm 2020, khối lƣợng vận tải hàng hóa toàn tỉnh đạt

10,4 triệu tấn/năm, khối lƣợng luân chuyển khoảng 1.713 tấn/km/năm. Khối lƣợng vận tải hành khách toàn tỉnh đạt 5,1 triệu hành khách/năm, khối lƣợng luân chuyển khoảng hơn 1,3 triệu hành khách/năm... Giai đoạn 2020-2030, khối lƣợng vận tải hàng hóa đạt 26,2 triệu tấn/năm, khối lƣợng luân chuyển khoảng 4.247 triệu tấn/km/năm, với tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm khoảng 9,5%... Bên cạnh việc tăng số phƣơng tiện, Sở GTVT cũng lập đề án đầu tƣ xây dựng hệ thống đƣờng giao thông, bến cảng, nhà ga…

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 và Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động của Tỉnh uỷ số 28-CTr/TU đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 01/3/2013, Sở GTVT đề xuất thực hiện nhƣ sau:

a. Đối với các tuyến Quốc lộ:Phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT thực hiện đầu tƣ nâng cấp các đƣờng quốc lộ theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030; trong đó, hoàn thành việc đầu tƣ mở rộng tuyến Quốc lộ 24B đoạn từ Km23+300 – Km29+200, dài 5,9km (đoạn qua trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh mới) với mặt cắt ngang nền đƣờng rộng 24m; hoàn thành nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 24, đoạn Km8-Km32.

b. Đối với các đường tỉnh

- Bố trí vốn để thực hiện đầu tƣ hoàn thành đƣờng Tịnh Phong – cảng Dung Quất II; đƣờng ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn 2 (đoạn Trà Khúc – Sa Huỳnh); nâng cấp đƣờng 624 (Quảng Ngãi – Ba Động);

- Sử dụng vốn Ngân sách tỉnh, vốn Chƣơng trình phát triển vùng và vốn ODA để thực hiện các dự án: Nâng cấp, mở rộng đƣờng tỉnh 623B, giai đoạn 2 (từ cầu Bàu Tré đến đầu mối Thạch Nham); tuyến 624B (Quán Lát – Đá Chát), tuyến 624C (Đạm Thủy – Suối Bùn), tuyến 621 (Châu Ổ - Sa Kỳ), tuyến 628 (Quốc lộ 1 – Sơn Kỳ), tuyến 622B (Quốc lộ 1 – Tây Trà), đƣờng tránh lũ cứu hộ, cứu nạn các huyện vùng Tây tỉnh Quảng Ngãi (Ba Tơ – Minh Long – Sơn Hà).

c. Đối với các đường huyện, đường xã

- Trên cơ tình hình phát triển giao thông nông thôn đến cuối năm 2015 tỉnh phấn đấu đạt chuẩn về tiêu chí giao thông trên địa bàn tỉnh là 3.934,14 km. Trong đó:

* Đƣờng trục xã, liên xã : 730,83 km * Đƣờng trục thôn, xóm : 768,77 km * Đƣờng ngõ, xóm : 1.028,64 km * Đƣờng trục chính nội đồng: 1.405,90 km

- Phấn đấu nhựa hóa, cứng hóa đạt 80% các tuyến đƣờng huyện, trong đó đạt 100% các tuyến đƣờng từ trung tâm huyện đến trung tâm xã; nâng cấp một số tuyến đƣờng huyện kết nối với tuyến Quốc lộ 1, đƣờng cao tốc Đà Nẵng –Quảng Ngãi, đƣờng ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh.

- Tập trung đầu tƣ đƣờng xã theo Đề án phát triển giao thông nông thôn; phấn đấu đến năm 2020, nhựa hóa, cứng hóa các tuyến đƣờng xã đạt 70%.

Bảng 3.1. Tổng hợp các tuyến đường giao thông cấp vùng

STT Tuyến đƣờng Chiều dài

(km)

Cấp hiện

trạng Cấp QH 2020

Cấp QH 2030

1 Trục dọc 1: tuyến ven biển

Dung Quất - Sa Huỳnh 128,6 III ĐB III ĐB 2 Trục dọc 2: Quốc lộ 1 98 III II ĐB II ĐB 3 Trục dọc 3: đƣờng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi 96,2 I ĐB I ĐB 4 Trục dọc 4: trục dọc Trung du 92 V 5 Trục dọc 5: Trục dọc miền núi 121 IV + VI MN IV + VI MN III+IV+VI MN 6 Trục dọc 6: đƣờng Đông Trƣờng Sơn 31 IV MN IV MN III MN 7 Trục ngang 1 (Quốc lộ 24C): Dung Quất - Trà Bồng - Trà Thanh - Trà My 80,7

7.1 Dung Quất - Bình Long II ĐB I ĐB 7.2 Bình Long - Trà Bồng - Trà My V M.núi III + V

MN I + III MN 8 Trục ngang 2 (Quốc lộ 24B): Cảng Sa Kỳ - Sơn Tịnh - Di Lăng - Sơn Tây - đƣờng Đông Trƣờng Sơn 90,2 IV III ĐB + IV MN III ĐB + IV 9 Trục ngang 3: Phổ An - Thạch

Trụ - Quốc lộ 24 - Kon Tum 65 IV III ĐB + III MN

III ĐB + III MN

Bảng 3.2. Tổng hợp các tuyến đường giao thông cấp tỉnh

STT Tuyến đƣờng Chiều dài

(km) Cấp hiện trạng hoạch 2020Cấp quy 1 Châu Ổ - Sa Kỳ 23,6 IV, VI IV 2 Quốc lộ 1 - Trà Phong 67,67 VI IV 3 Quốc lộ 1 - Trà Thanh (trùng trục ngang số 1) 57 VI III + V 4 Quốc lộ 1 - Trà Bồng 23 VI IV

5 Trà Thanh - Sơn Dung (trùng trục

dọc số 5) 97,8 V + IV

6 Quảng Ngãi - Cổ Lũy 12,8 IV Theo quy hoạch TP

7 Quảng Ngãi - Thạch Nham 22 IV IV

8 Quảng Ngãi - Ba Động 54 IV IV + III

9 Đức Nhuận - Mỹ Á 39,7 VI V

10 Quốc Lộ 1 - Sơn Kỳ 63,6 V III + IV

11 Hàm An - Đá Chát 35,1 V,VI IV

12 Đạm Thuỷ - Hành Tín Đông 18 V,VI IV 13 Dung Quất - Sa Huỳnh (trùng trục

dọc số 1) 128,6 III

(Nguồn: Sở Giao Thông Vận Tải Tỉnh Quảng Ngãi)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 80)