Thực trạng quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 62 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn

nguồn vốn NSNN

Để quản lý chất lƣợng các dự án CSHTGT từ nguồn vốn ngân sách tỉnh đã trển khai một số quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lƣợng công trình nhƣ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ, Thông tƣ số 10/2013/TT- BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Trƣởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. Qua đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 22/02/2011, Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 30/9/2013, Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 08/9/2014... về ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định chặt chẽ trách nhiệm quản lý chất lƣợng công trình của các chủ thể tham gia xây dựng công trình trên cơ sở chủ đầu tƣ (điều hành dự án), giám sát thi công, nhà thầu thi công và các đơn vị tham gia xây dựng chịu trách nhiệm với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Từ 2011 – 2015, tỉnh đã phối hợp với các Viện nghiên cứu Trung ƣơng tổ chức đƣợc nhiều lớp tập huấn về công tác giám sát và cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình cho lực lƣợng giám sát viên của các Ban quản lý dự án, chứng chỉ đấu thầu.

Công tác giám sát thi công xây dựng ngày càng đƣợc các Chủ đầu tƣ đặc biệt quan tâm và đạt đƣợc các thành tựu đáng ghi nhận. Hầu hết các công trình đều thi công đúng thiết kế và đạt chất lƣợng cao, đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng.

Các công tác nghiệm thu công trình bao gồm: Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn sẽ đƣợc đƣa vào sử dụng trong công trình; Nghiệm thu từng công việc xây dựng; Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đƣa vào bàn giao, sử dụng. Hàng năm, công tác giám định chất lƣợng công trình kiểm tra định kỳ và, theo đó có trên 95% số hạng mục công trình, công trình đƣợc nghiệm thu đạt chất lƣợng đảm bảo yêu cầu thiết kế.

Công tác quản lý chất lƣợng đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN vẫn còn những hạn chế nhƣ:

(1) Vẫn còn tình trạng việc giám sát trong quá trình thi công sơ sài, công tác nghiệm thu khối lƣợng thiếu chặt chẽ... tạo điều kiện cho đơn vị thi công lập khống khối lƣợng thanh toán chạy theo tiến độ giải ngân, việc thi công khối lƣợng xây lắp công trình có những nội dung sai khác nhƣng không đƣợc phát hiện, điều chỉnh kịp thời. Các giám sát viên, tƣ vấn giám sát chƣa thƣờng xuyên có mặt tại công trình, bỏ mặt đơn vị thi công triển khai ngoài công trƣờng; còn có những cá nhân cùng một thời điểm giám sát nhiều công trình khác nhau; cá nhân giám sát thiếu năng lực về kinh nghiệm xử lý phát sinh và các quy trình kỹ thuật,…Vì vậy, khó đảm bảo công tác thi công đảm bảo chất lƣợng.

(2) Về đánh giá chất lƣợng: Hoạt động kiểm tra, kiểm định, chứng nhận an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp chất lƣợng công trình chƣa thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định. Đề cƣơng đƣợc lập và phê duyệt chỉ quan tâm đến hồ sơ quản lý chất lƣợng, bỏ qua một số nội dung quan trọng liên quan đến kiểm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra chất lƣợng thi công xây dựng công trình. Kết quả đạt đƣợc không phản ánh đƣợc chất lƣợng tổng thể thực tế của công trình. Và thực tế rất nhiều công trình mặc dù đƣợc cấp giấy chứng nhận nhƣng vẫn tồn tại các hƣ hỏng.

(3) Về công tác quản lý khối lƣợng, thanh quyết toán một số hạng mục công trình chƣa chặt chẽ nhƣ: Một số khối lƣợng, nội dung công việc trong quyết toán còn tính trùng lắp, tính dƣ không phù hợp với bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công; một số đơn giá, định mức, chế độ... áp dụng phù hợp theo quy định; Một số gói thầu đã thực hiện việc điều chỉnh giá trúng thầu xây lắp và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng theo Thông tƣ số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, nhƣng chƣa thực hiện theo đúng hƣớng dẫn tại Thông tƣ này nên dẫn đến còn rất nhiều sai sót về phƣơng pháp tính toán để xác định dự toán chi phí xây dựng bổ sung, giá trị gói thầu điều chỉnh, Phụ lục hợp đồng và hồ sơ quyết toán công trình; Việc lập và trình duyệt hồ sơ quyết toán vốn đầu tƣ công trình hoàn thành của một số chủ đầu tƣ chƣa kịp thời so với thời gian quy định; một số hồ sơ để kéo dài quá lâu mới trình cấp thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt quyết toán, nên phần nào đó cũng đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ công trình hoàn thành và giải ngân vốn đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)