Quản lý hoạt động triển khai đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Quản lý hoạt động triển khai đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn

nguồn vốn NSNN

Việc tổ chức quản lý chất lƣợng thi công xây dựng theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ, theo đó quá trình này bao gồm:

(1)Quản lý khảo sát và thiết kế xây dựng công trình

Chủ đầu tƣ có thể lựa chọn giữa việc tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng, Vì đối với các dự án đầu tƣ CSHTGT có vị trí xây dựng trãi dài theo tuyến, trên địa hình thay đổi, nếu không giám sát kỹ ở khâu khảo sát, dẫn đến số liệu tự nhiên khác thực tế, làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng ở bƣớc thiết kế và thi công.

(2)Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Chủ dầu tƣ xây dựng công trình phải tổ chức giám sát thi công xây dựng theo những nội dung sau đây: kiểm tra sự phù hợp về điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng mà nhà thầu đã cam kết và ký kết với chủ đầu tƣ; Kiểm tra và giám sát chất lƣợng vật tƣ, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp theo yêu cầu của thiết kế; Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình theo các điều kiện nhà thầu thi công xây dựng cam kết trong hợp đồng xây dựng;

(3)Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Công trình trƣớc khi triển khai phải đƣợc lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã đƣợc phê duyệt. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải đƣợc lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

(4)Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

Trong quá trình thi công xây dựng công trình phải đƣợc thực hiện theo khối lƣợng của thiết kế đƣợc phê duyệt và các điều khoản cam kết trong hợp đồng đã ký. Mọi vấn đề thay đổi có liên quan đến khối lƣợng thi công cần đƣợc quản lý chặt chẽ, có báo cáo cụ thể về khối lƣợng gia tăng cũng nhƣ nguyên nhân phát sinh.

(5)Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tƣ xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng; phải theo từng công trình và phù hợp với các giai đoạn đầu tƣ xây dựng công trình, các bƣớc thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nƣớc.

(6)Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng công trình

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngƣời và công trình trên công trƣờng xây dựng. Trƣờng hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải đƣợc các bên thỏa thuận và nhất trí. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải đƣợc thể hiện công khai trên công trƣờng xây dựng để mọi ngƣời biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trƣờng, phải bố trí ngƣời hƣớng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn có thể xảy ra.

(7)Quản lý môi trường xây dựng công trình

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trƣờng cho ngƣời lao động trên công trƣờng và môi trƣờng xung quanh nhƣ: chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trƣờng. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải để đƣa đến nơi quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu và phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)