Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do chƣa có một cơ chế quản lý riêng cho các dự án đầu tƣ xây dựng CSHTGT đồng bộ. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nhƣng chƣa đƣợc các cơ quan quản lý liên quan cùng các ban ngành phân tích cụ thể và đƣa ra giải pháp khắc phục.

a. Nguyên nhân khách quan

Dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến cho việc điều tiết nguồn vốn cho các ngành kinh tế thay đổi, tập trung vào các nhu cầu cấp bách nhằm khắc phục hậu quả mà cuộc khủng hoảng tài chính gây ra dẫ đến nguồn vốn dành cho việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông bị thu hẹp đáng kể. Ngoài ra việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng còn nhiều khó khắn dẫn đến năng lực tài chính của nhà đầu tƣ suy giảm, không đủ khả năng để hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Chƣa có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tƣ phát triển, nhất là các cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ đại bộ phận dân chúng.

Do đặc điểm của hoạt động đầu tƣ phát triển nói chung và đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng: thời gian thi công công trình, thời gian thu hồi

vốn đầu tƣ rất dài, nhu cầu vốn đầu tƣ lớn, khó thu hồi nên khó thu hút các nhà đầu tƣ tƣ nhân tham gia vào lĩnh vực này.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số tổ chức cơ sở chƣa tập trung, chƣa quyết tâm trong việc thực hiện các chỉ đạo của cấp trên trong công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Công tác tham mƣu chƣa tiếp cận gần với thực tế để đề ra các giải pháp đột phá nhằm phát triển đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, chƣa có tính chủ động trong việc đề xuất, kiến nghị tỉnh ban chính sách thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

- Chƣa tranh thủ đƣợc nguồn vốn đầu tƣ từ Trung ƣơng cho tỉnh, nhất là các nguồn vốn lớn đầu tƣ cho các công trình trọng điểm nhằm tạo ra sự đột phá, phát triển, mở rộng các công trình hạ tầng đô thị và phúc lợi xã hội. Các cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi đầu tƣ, khuyến khích khai thác nguồn lực xã hội chƣa thật sự hấp dẫn để có thể thu hút nguồn lực xã hội hóa vào lĩnh vực này.

- Kinh phí cho công tác lập quy hoạch chi tiết còn hạn chế. Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông còn ít nên những khu vực đã có quy hoạch nhƣng chƣa đƣợc thực hiện theo quy hoạch còn nhiều.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Những năm qua, đầu tƣ CSHTGT từ nguồn NSNN của tỉnh Quảng Ngãi chiếm tỷ lệ rất lớn so với các ngành, lĩnh vực khác. Đầu tƣ tăng liên tục qua các năm và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội vƣợt bật của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015. Hiệu quả đầu tƣ đƣợc đánh giá khá cao nhƣng việc quản lý hoạt động này còn nhiền hạn chế nhƣ:

Một số dự án có chất lƣợng quy hoạch chƣa cao còn mang tính xử lý tình thế, nhu cầu đến đâu phát triển đến đó, quy hoạch chƣa gắn kết với khả năng huy động vốn để tiết kiệm vốn đầu tƣ;

- Có nhiều dự án đầu tƣ có vị trí xây dựng chƣa phù hợp với quy hoạch, phƣơng án thiết kế cơ sở chƣa phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, gây lãng phí; Công tác khảo sát xây dựng không đầy đủ, chƣa phản ánh đúng địa hình, địa chất…; đơn vị tƣ vấn lập dự án không đủ năng lực thiết kế và thiếu kinh nghiệm..; phân cấp quản lý đầu tƣ khó khăn trong việc kiểm soát tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ…

- Việc sử dụng nguồn vốn đầu tƣ chƣa hiệu quả do năng lực của một số chủ đầu tƣ, điều hành dự án còn hạn chế, chất lƣợng hồ sơ quy hoạch, dự án, thiết kế phải điều chỉnh nhiều lần đã làm chậm trể trong việc triển khai thực hiện.

- Tình trạng giám sát thi công sơ sài vẫn tiếp diễn, công tác nghiệm thu khối lƣợng thiếu chặt chẽ... tạo điều kiện cho đơn vị thi công lập khống khối lƣợng thanh toán chạy theo tiến độ giải ngân, thi công khối lƣợng xây lắp công trình có những nội dung sai khác nhƣng không đƣợc điều chỉnh kịp thời;

- Công tác quản lý, theo dõi từng dự án của lãnh đạo UBND các cấp chƣa thƣờng xuyên, việc triển khai công tác giám sát còn lúng túng chƣa chủ động lập kế hoạch; nội dung báo cáo tổng thể chƣa chuyên sâu, thiếu số liệu và phân tích đánh giá tình hình sơ sài, chƣa đề xuất các biện pháp giải quyết.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)