Thực trạng quy hoạch đầu tƣ xây dựng CSHTGT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 51)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng quy hoạch đầu tƣ xây dựng CSHTGT

a. Công tác lập quy hoạch

quản lý công tác quy hoạch, nhằm tăng hiệu quả quản lý và hoàn thiện hệ thống pháp lý điển hình nhƣ: Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng; Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP; Chỉ thị 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 về việc tăng cƣờng công tác quy hoạch;

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tiếp tục hƣớng dẫn và ban hành một số văn bản triển khai thực hiện các văn bản và nghị định trên gồm: Thông tƣ 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP; Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 về định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu và đến năm 2012 đƣợc điều chỉnh thay thế bằng Thông tƣ 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 Hƣớng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

Dựa trên các văn bản chỉ đạo hƣớng dẫn của Chính phủ và các cơ quan có liên quan, công tác quy hoạch phát triển giao thông đã đƣợc quan tâm triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa những quan điểm, định hƣớng, mục tiêu và nhiệm vụ của ngành GTVT. Bên cạnh đó, quản lý nhà nƣớc đối với quy hoạch giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đã đƣợc thể chế hóa và triển khai đồng bộ, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển GT của ngành, địa phƣơng.

Bảng 2.4. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch giao thông 2011-2015 Stt Năm Vốn đầu tƣ CSHTGT từ NSNN (tr.đồng) Số dự án đƣợc cho chủ trƣơng lập Kinh phí QH GT của dự án lập (tr.đ) Hiệu suất SD vốn QHGT (%) QH giao thông Khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (5)*100/(2) 1 2011 11.001,19 693.868,81 14 10.897,35 99,06% 2 2012 12.248,28 497.806,72 19 12.003,71 98% 3 2013 15.987,37 462.772,63 15 15.692,12 98,15% 4 2014 16.415,70 674.501,3 12 16.239,33 98,93% 5 2015 19.072,12 1.267.922,88 8 18.975,19 99,49% Tổng (BQ) 74.724,66 3.596.872,34 68 73.507,7 98,73%

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)

Nguồn vốn ngân sách đầu tƣ cho CSHTGT một phần đƣợc phân bổ cho công tác lập quy hoạch. Còn lại là vốn đầu tƣ xây dựng. Từ năm 2011 đến 2015 vốn NSNN cho quy hoạch giao thông là 74.724,66 triệu đồng, tƣơng ứng với số dự án đƣợc chi chủ trƣơng lập quy hoạch là 68 dự án với tổng kinh phí phê duyệt theo dự toán ngân sách 73.507,7 triệu đồng. Bình quân giải ngân vốn quy hoạch đạt tỷ lệ 98,73%.

Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi, năm 2013 đã triển khai lập các quy hoạch chuyên ngành nhƣ:

- Quy hoạch GTVT đƣờng thủy nội địa tỉnh Quảng Ngãi và Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030

-Quy hoạch các điểm đấu nối vào các tuyến Quốc lộ 24, 24B

-Vị trí điểm đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

-Quy hoạch mạng lƣới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh;

-Quy hoạch phát triển vận tải bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ.

b. Công tác quản lý quy hoạch.

Việc phân cấp quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhƣ sau: Sở GTVT quản lý nhà nƣớc quy hoạch tổng thể phát triển GTVT trên địa bàn tỉnh; Sở Xây dựng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch độ thị, UBND cấp huyện quản lý nhà nƣớc và quy hoạch đô thị, quy hoạch GTVT trên địa bàn đơn vị quản lý;

Nội dung quản lý nhà nƣớc về quy hoạch: Tất cả các công trình xây dựng phải tuân thủ chỉ giới đƣờng đỏ và chỉ giới xây dựng; Việc sử dụng vỉa hè và lòng đƣờng ngắn hạn và dài hạn phải đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép; Tất cả các công trình kỹ thật hạ tầng trƣớc khi thi công phải có phƣơng án thiết kế đƣợc duyệt và đƣợc cơ quan quản lý chuyên ngành nhất trí. Cấm mọi hành vi xâm phạm các tuyến kỹ thuật; các dự án đầu tƣ CSHTGT đảm bảo đúng với quy hoạch…

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài Chính, Sở Giao thông vận tải... có nhiệm vụ tham mƣu cho UBND tỉnh về lập quy hoạch và đầu tƣ XDCB trên các lĩnh vực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, cụ thể có 14 ngành, lĩnh vực nhƣ thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế, thƣơng mại, điện nƣớc... đƣợc đầu tƣ xây dựng.

c. Những hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

(1) Quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ chƣa gắn kết đƣợc với nhau và quy hoạch vùng chƣa gắn kết với quy hoạch chung của tỉnh.

(2) Chất lƣợng một số dự án quy hoạch chƣa cao, chƣa có tầm nhìn xa, còn mang tính xử lý tình thế, nhu cầu đến đâu phát triển đến đó, quy hoạch chƣa gắn kết với khả năng huy động vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm vốn đầu tƣ.

(3) Quy hoạch chƣa đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, do đó, một số quy hoạch bị lạc hậu với tình hình thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu, không có căn cứ để xây dựng kế hoạch. Một số quy hoạch lập trên cơ sở kế thừa tài liệu của các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Đầu tƣ cho công tác điều tra cơ bản còn hạn chế, công tác dự báo yếu kém, thông tin phục vụ nghiên cứu và xây dựng quy hoạch thiếu, chất lƣợng chƣa bảo đảm.

(4) Trình độ cán bộ tƣ vấn và quản lý quy hoạch còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới. Số doanh nghiệp tƣ vấn trong lĩnh vực này phần lớn năng lực tƣ vấn không cao, dẫn đến tình trạng chất lƣợng dự án quy hoạch thấp.

(5) Bộ máy quản lý quy hoạch chƣa đảm bảo, công tác quản lý quy hoạch xây dựng CSHTGT còn kém, nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nhiều nơi rất phức tạp. Chƣa đảm bảo tiến độ thời gian theo yêu cầu so với nhiệm vụ quy hoạch đƣợc duyệt mặc dầu ngân sách tỉnh đã quan tâm bố trí đầy đủ vốn. Chất lƣợng hồ sơ nhiệm vụ và đồ án nhìn chung chƣa đạt yêu cầu. Sự phối hợp giữa chủ đầu tƣ và đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch còn nhiều hạn chế, chƣa bám sâu với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và yêu cầu trình tự, phƣơng pháp làm quy hoạch chƣa đảm bảo yêu cầu chất lƣợng (do năng lực tƣ vấn chƣa đạt yêu cầu), nên phải chỉnh sửa nhiều lần kéo dài thời gian thẩm định, phê duyệt, không đảm bảo thời gian kế hoạch thực hiện ký kết hợp đồng.

Các đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn còn nhiều hạn chế về năng lực, do đó một số đơn vị phải thực hiện ký kết hợp đồng với các đơn vị tƣ vấn ngoài tỉnh nên công tác phối hợp, bàn bạc trao đỗi trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)