Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi

a. Vị trí địa lý

Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trƣờng Sơn hƣớng ra Biển Đông với chiều dài bờ biển 144 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đƣờng địa giới 98 km, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đƣờng địa giới 83 km, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đƣờng địa giới 79 km, phía Đông giáp Biển Đông, ngoài ra Quảng Ngãi còn giáp giới với tỉnh Gia Lai theo hƣớng cực Tây Nam. Nằm ở vị trí trung độ của cả nƣớc, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 890 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 824 km về phía Nam theo đƣờng Quốc lộ 1A.

b. Đặc điểm địa hình

Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng có những cánh đồng và biển cả chia làm các miền riêng biệt:

-Miền núi: rộng gần bằng 2/3 diện tích toàn tỉnh, có nhiều đá và khả năng khai thác kém. Núi cao hiểm trở, rừng rậm bao la nơi có lâm sản dồi dào, đặc biệt có quế Trà Bồng, một lâm sản quý. Quảng Ngãi có nhiều núi cao ngăn cách Sơn Hà và Trà Bồng; về phía tây bắc có núi Đá Vách (Thạch Bích) cao độ 1.500m ngăn cách Sơn Hà và Minh Long, núi U Bò cao độ 1.200m. Núi cao trung bình 700m nhƣ núi Cao Môn ở ngoài Trƣờng Luỹ phía tây

Huyện Đức Phổ. Các núi ở Quảng Ngãi có một số liệt vào hạng danh sơn, đƣợc vịnh làm thắng cảnh nhƣ : Thiên Ấn, Thiên Bút, Thạch Bích, ...

-Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa do các sông bồi lên thành phần cát khá cao của đất với sự xói mòn huỷ phá do thời tiết mƣa nắng đặc biệt ở Quảng Ngãi. Chất đất ở đây tƣơng đối nghèo, sự thoát thuỷ lại khá nhanh, thêm vào đó sự khô hạn kéo dài chứng tỏ một sự thiếu nƣớc trong nhiều tháng của năm, một mầu sắc nhạt ở bề mặt đất cho biết sự thiếu chất bùn. Tuy nhiên, Quảng Ngãi còn có nhiều vùng ruộng rộng, thích hợp cho việc cày cấy, nhờ thế nƣớc của các sông lớn phát nguồn từ dãy Trƣờng Sơn chảy xuyên qua đồng bằng rồi ra biển.

-Hải đảo Lý Sơn: nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 24 km, vĩ độ Bắc 15'40 và kinh độ 19' có hải đảo Lý Sơn tục gọi là Cù Lao Ré. Hải đảo hình đa giác không đều cạnh, chiều dài lớn nhất 7 km, chiều ngang 3 km, diện tích ƣớc chừng 19 km2, hình ảnh nổi bật của hải đảo này là con đƣờng dài hai bên có những hàng rào bông bụt đổ nhô lên giữa lá xanh, những khoảnh đất bồi nhƣng đƣợc phủ cát trắng, trên máy bay trông nhƣng rộng muối. Núi chiếm 1/4 diện tích của đảo, bốn phái cao, ở giữa trũng thấp, có đồi rẫy nằm vào khoảng giữa núi.

Có thể thấy Quảng Ngãi là tỉnh có đồng bằng, vùng đồi núi phân cách rõ rệt và bị chia cắt bởi những thung lũng, sông suối. Vì thế nhu cầu đầu tƣ xây dựng CSHTGT nhiều hơn và chi phí đầu tƣ cũng rất lớn. Mặt khác, CSHTGT thƣờng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế, còn ở những nơi vùng sâu, vùng biên giới, vùng xa, vùng khó khăn về kinh tế thì chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)