Giải pháp mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 96 - 99)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Giải pháp mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN

a. Tăng cường công tác tuyên truyn, nâng cao nhn thc v BHXHTN cho người dân

BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Do đó, công tác thông tin tuyên truyền cần có giải pháp tập trung đổi mới theo các nội dung cơ bản sau:

- Đối với BHXH thành phố tập trung xây dựng cho được tờ thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách BHXHTN, xây dựng về nội dung lẫn hình thức cho phù hợp với đối tượng tuyên truyền cùng với tạp chí của ngành để có số lượng phát hành rộng rãi đến các cơ quan, ban ngành đoàn thể và nhân dân để nhân dân có cơ hội tiếp cận được các chủ trương, chính sách về BHXHTN.

- Phải tập trung đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từng bước tạo được sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa ngành BHXH với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc hình thành các chương trình ổn định, lâu dài để tuyên truyền về BHXHTN.

- BHXH thành phố phải xây dựng được chương trình, cơ chế phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa BHXH Việt Nam và các ngành trong tỉnh trong quá trình điều hành, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về BHXHTN trên phạm vi toàn tỉnh. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh phí dành cho công tác tuyên truyền.

b. Tăng cường m rng đối tượng người dân tham gia BHXHTN

Điều kiện cơ bản nhất để người dân chính thức tham gia BHXHTN là phải có việc làm với giá trị cao và thu nhập cao, có tích lũy để có khả năng đóng BHXHTN. Do vậy, chiến lược mở rộng độ bao phủ nhằm tăng quy mô của người tham gia BHXHTN phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược việc làm, xóa đói giảm nghèo và nhất là phối hợp với chương trình việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia và của thành phố... Các chương trình này tập trung vào hỗ trợ người dân học nghề, vay vốn tự tạo việc làm hoặc

hỗ trợ tìm việc làm, xóa đói giảm nghèo. Trong đó, về quan điểm cần quán triệt là:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp; hướng việc đào tạo phục vụ theo nhu cầu xã hội. Triển khai thực hiện đề án dạy nghề cho người lao động, mở rộng các hình thức dạy nghề, hỗ trợ cho vay để học nghề, tạo việc làm, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động... .

- Tăng cường các biện pháp chính sách thúc đẩy giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, vì nguồn lao động của thành phố phân bố chủ yếu ở khu vực phi chính thức, trong đó lao động tự làm kinh tế chiếm khá cao, cần nỗ lực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia...giải quyết về việc làm cho lao động...Trong quá trình phát triển người lao động có việc làm, có thu nhập và tích lũy sẽ thuận lợi trong việc tham gia BHXHTN.

Đây chính là giải pháp hữu hiệu để mở rộng và tăng quy mô người dân trong thành phố tham gia BHXHTN. Riêng đối với người nghèo, muốn họ tham gia BHXHTN, cần phải có chính sách hỗ trợ đối với họ (giống như mua BHYT cho người nghèo). Tuy nhiên, hình thức hỗ trợ có thể cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi để họ đóng BHXHTN. Chương trình cho vay cũng phải gắn với chương trình mục tiêu giảm nghèo, để đến khi họ vượt được nghèo, vươn lên khá giả thì họ phải tự đóng BHXHTN. Nghĩa là phải có chiến lược hỗ trợ và chiến lược "rút lui", khi họ có khả năng tự đóng BHXHTN. Nguồn quỹ cho vay BHXHTN đối với người nghèo có thể thông qua ngân hàng chính sách xã hội, từ nguồn ngân sách dự phòng tỉnh và các nguồn khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 96 - 99)