PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆ N

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 33)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆ N

Phát triển dịch vụ BHXHTN là một quá trình vận động đi lên, lâu dài, thay đổi theo hướng tích cực một loại dịch vụ công do Nhà nước quản lý ( trụ cột là hệ thống bảo hiểm xã hội) như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, tử tuất, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khi họ không may gặp những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, lấy sốđông để bù số ít.

Dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung khái niệm phát triển dịch vụ BHXHTN này thể hiện rõ bản chất và đặc trưng cần có của dịch vụ BHXHTN. Cụ thể, đã nêu bật được những nội dung chính sau:

- Phát triển dịch vụ BHXHTN là một quá trình vận động đi lên, lâu dài, thay đổi theo hướng tích cực một loại dịch vụ công do Nhà nước quản lý nhằm mục đích để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Người lao động được cung cấp các dịch vụ như: hết tuổi lao động, tử tuất, bảo hiểm y tế.

- Người lao động phải có trách nhiệm đóng góp để bảo đảm quyền lợi cho chính họ trong tương lai.

1.2.2. Nội dung phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân là việc mở rộng về quy mô, gia tăng về số lượng người dân tham gia BHXHTN và tăng khả năng các dịch vụ cho người dân tham gia BHXHTN trên địa bàn được xác định nào đó.

a. Đánh giá nhu cu tham gia BHXHTN ca người dân

Nhu cầu được hiểu là tất cả những đòi hỏi và mong muốn của con người cần được đáp ứng và thỏa mãn. Về thực chất nhu cầu là một cảm giác thiếu thốn, là một trạng thái căng thẳng liên quan đến những đòi hỏi của cá nhân, tự nhiên và xã hội. Để xác định nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân, người ta thường tổ chức điều tra, đánh giá trên diện rộng nhu cầu và khả năng tham gia BHXHTN của người dân.

Những năm vừa qua ở một sốđịa phương như, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh... đã tiến hành việc tổ chức BHXHTN cho một bộ phận lao

động nông thôn. Song qua nghiên cứu cho thấy các mô hình đó vẫn chưa thấy rõ tính xã hội, tính hiệu quả và bền vững, về cơ bản các thí điểm này là thất bại, trừ BHXH người dân Nghệ An tồn tại đến ngày nay, song nguy cơ vỡ quỹ trong dài hạn là rất cao. Điều này thể hiện ở một số nét sau:

+ Mức đóng góp rất thấp, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại biến động, biện pháp bảo toàn chủ yếu là gửi tiết kiệm nên mức chi trả rất thấp, chỉ có ý nghĩa về tinh thần, không có ý nghĩa về mặt kinh tế, ổn định đời sống người lao động lúc tuổi già; khả năng vỡ quỹ là không khó tránh khỏi.

+ Chưa có một nghiên cứu và điều tra nào ở quy mô lớn về nhu cầu thật sự và khả năng đóng BHXHTN của người dân. Tức là nhu cầu có khả năng đáp ứng trên cơ sở phân tích thu nhập, hạch toán cân đối thu - chi ngân sách gia đình

các Hộ gia đình, nên thiếu cơ sở để xác định mức đóng góp của người tham gia Bảo hiểm.

+ Chưa được thực hiện trên cơ sở thiết kế hệ thống BHXH, mà làm theo kiểu cục bộ và hành chính, nghiệp dư, nên rất dễ rơi vào tình trạng hoạt động tự phát, lỏng lẻo và không ổn định, lâu bền.

+ Thiếu cơ sở pháp lý ở tầm cao, nhất là về điều lệ hoạt động, cơ chế quản lý quỹ, chính sách BHXH... nên rất khó khăn trong tổ chức thực hiện và xử lý những tình huống phát sinh.

Các khó khăn trên đây, nếu được phân tích kỹ và có biện pháp xử lý tốt thì mới có khả năng từng bước thực hiện BHXHTN cho người dân thông qua một mô hình BHXH thống nhất của Nhà nước. ;’

Trên đây là mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng (điều kiện) tham gia BHXH của lao động được xem xét về mặt nguyên lý, lý thuyết. Tuy nhiên, khi thiết kế một chính sách BHXH cho người dân cần phải dựa trên quan điểm thực chứng, tức là phân tích nhu cầu và khả năng thực tế thông qua kết quả điều tra, khảo sát cơ bản hoặc nghiên cứu tình huống.

Người lao động khu vực phi chính thức chủ yếu là người thuộc diện nghèo, cận nghèo đời sống rất khó khăn...nên khả năng tham gia BHXHTN rất thấp. Nếu muốn tham gia phải có sự hỗ trợ của nhà nước hoặc người thân. Tuy nhiên, khả năng hỗ trợ của người thân cũng rất hạn chế.

b. M rng các loi hình dch v BHXHTN cho người dân

Hệ thống bảo hiểm và sự tham gia rộng rải của người dân được coi là giải pháp quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp người tham gia bảo hiểm. Cần mở rộng và đa dạng các dịch vụ trong phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân

Theo ILO các chế độ BHXH gồm: 1. Chăm sóc y tế, 2. Trợ cấp ốm đau. 3. Trợ cấp thất nghiệp. 4. Trợ cấp hưu trí. 5. Trợ cấp tai nạn lao động hoặc

bệnh nghề nghiệp.6. Trợ cấp gia đình.7. Trợ cấp thai sản. 8. Trợ cấp tàn tật. 9. Trợ cấp tiền tuất.

Ở Việt Nam người dân tham gia BHXHTN chỉ thực hiện hai chế độ là tử tuất và hưu trí. Do vậy, nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống bảo hiểm ngày càng đa dạng với chất lượng được nâng cao, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu về an sinh, kinh tế và xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các chính sách về bảo hiểm y tế, viện phí và khám chữa bệnh. Khẩn trương nghiên cứu, thí điểm để mở rộng các hình thức bảo hiểm khác thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường.

c. Nâng cao cht lượng dch v BHXHTN cho người dân

Theo TCVN và ISO-9000, thì chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ thoả mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.

Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trừu tượng, khó nắm bắt bởi đặc tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp.

Chất lượng dịch vụ chính là sự thoả mãn khách hàng được xác định bởi việc so sánh giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng trông đợi.

Chất lượng chính là các đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng. Vì vậy, phải coi BHXH tự nguyện người dân thực sự là một dịch vụ, là một dịch vụ thể hiện ở các điểm:

- Cần có sự linh hoạt trong quan hệ đóng góp, khi người dân có nhu cầu tham gia BHXHTN, thay vì họ phải tìm đến cơ quan BHXH để tìm hiểu thông tin, cách thức đóng góp thì cán bộ BHXH cần chủđộng tiếp xúc cộng đồng dân cư để có thông tin từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tham gia đóng góp.

- Cần có sự linh hoạt trong việc cung cấp thông tin, tổ chức thu, chi trả BHXHTN cho người dân kịp thời, đầy đủ, tận nơi, khi có phát sinh quyền lợi BHXH

- Người tham gia BHXHTN là người dân cho nên việc di chuyển lao động giữa các vùng miền, các địa phương diễn ra rất thường xuyên và phổ biến, vì vậy hệ thống BHXHTN cần có sự ứng dụng công nghệ thông tin rất cao trong toàn hệ thống nhằm nối mạng cập nhật thông tin về nhân thân của người lao động kịp thời và nhanh chóng nhất nhằm tạo điều kiện cho họ được thụ hưởng quyền lợi kịp thời và nhanh chóng, thuận tiện.

Chủ thể tham gia BHXH xét về mặt quan hệ sản xuất và quan hệ lao động là Hộ gia đình. Họ vừa là chủ tư liệu sản xuất, vừa là chủ sức lao động. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là quy mô Hộ gia đình (kinh tế hộ gia đình), hoặc làm nghề tự do, hoặc làm thuê ở khu vực phi chính thức. Họ tự hạch toán kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời tự quyết định phân phối, quyết định đầu tư và chi tiêu trong ngân sách thu - chi gia đình hoặc nhận tiền công, tiền lương ở mức thấp. Tóm lại, họ là chủ thể của một thực thể kinh tế - "kinh tế Hộ gia đình" hoặc tự làm và làm thuê không có hợp đồng lao động. Từ đó, việc tham gia BHXH là hoàn toàn mang tính cá nhân, tự nguyện. Về cơ bản, họ chưa có dịp tiếp cận và sống quen với đời sống, môi trường BHXH. Bởi vậy, chính sách BHXH đối với họ phải gắn liền với cuộc vận động trong nhân dân, trên cơ sở họ suy nghĩ về " tính lợi ích" của mình khi tham gia BHXHTN. Đây là vấn đề rất mới và phức tạp. Mọi chính sách BHXH có tính áp đặt, cưỡng chế và bất lợi (cả trước mắt và lâu dài) cho họđều không khả thi hoặc thất bại. Điều này đòi hỏi phải kiên trì,mở rộng các sản phẩm dịch thông qua kênh tuyên truyền, thuyết phục, làm từng bước, tạo cho họ quen dần với môi trường BHXH hay nói cách khác là phải tăng cường các dịch vụ về BHXHTN để người dân có điều kiện tiếp cận và tự giác tham gia BHXHTN của cơ quan BHXH các cấp.

d. M rng đối tượng người dân tham gia BHXHTN

Hiện sốđối tượng tham gia BHXHTN ở Việt Nam chỉ chiếm 0.22% (146 nghìn người), con số quá khiêm tốn sau 5 năm triển khai thực hiện BHXHTN. Xét ở nhiều góc độ thì có nhiều nguyên nhân dẫn tới số người tham gia BHXHTN còn khiêm tốn, trong đó xét về góc độ kinh tế thì lại chứa đựng những yếu tố cản trở sự phát triển của BHXHTN. Đó là: Tỷ lệ thất nghiệp (tỷ lệ giờ lao động nhàn rỗi) cao gây áp lực tài chính nếu tham gia vào hệ thống BHXH. Thu nhập thấp, công việc không ổn định khiến cho việc tham gia BHXHTN gặp nhiều khó khăn;

Độ "trễ" trong nhìn nhận các vấn đề mới của xã hội, trong đó đặc biệt là vấn đề BHXH cho người già. Với quan điểm và nét văn hoá Á Đông "Trẻ cậy cha, già cậy con" khiến cho quy mô tham gia BHXHTN không thực sự trở thành một vấn đề cấp thiết.

Một hệ thống BHXH nhân văn, hiện đại sẽ có mục đích bao phủ toàn bộ số dân, bất kể nông thôn hay thành thị. Cho dù có thực hiện BHXHTN thì chắc chắn độ bao phủ vẫn rất thấp vì với những điều kiện để tham gia BHXHTN hiện tại còn nhiều điểm không phù hợp đối với đại bộ phận người dân.

- Việc mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia BHXH cho người dân phải có bước đi thích hợp, không thể làm ồ ạt, tràn lan, mà phải mở rộng dần từng bước vững chắc. Bởi vì, khi người dân nhận thức từ lợi ích đem lại của BHXHTN đối với họ thì họ sẵn sàng tham gia. Song khi họ quyết định tham gia rồi thì phải thông qua một hình thức dịch vụ như, cam kết bằng văn bản có giá trị pháp lý (chẳng hạn có bảng đăng ký tham gia BHXHTN) được thỏa thuận đôi bên để ràng buộc trách nhiệm giữa cơ quan BHXH và người tham gia BHXHTN, đồng thời cần phải đẩy mạnh dịch vụ quảng cáo, tuyên truyền, thông qua các kênh, đài, báo, trang Web... để người dân nhận thức được quyền lợi, kết hợp với việc tăng cường vận động mạnh mẽ để người dân tự giác tham gia. Trong khu vực

phi chính thức do không có quan hệ lao động hoặc có quan hệ lao động nhưng rất sơ khai đơn giản, nên cần thiết phải có có chính sách BHXHTN cho người dân một cách phù hợp để họ có thể tham gia BHXHTN.

Nguyên tắc cơ bản của chính sách BHXHTN cho người dân là sự tham gia tự nguyện của người dân khi còn trong độ tuổi lao động và có việc làm, có thu nhập đóng góp vào quỹ BHXHTN. Thuận lợi cơ bản là chính sách BHXHTN cho người dân đã được luật hóa phù hợp với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về BHXH cho người lao động trong mọi thành phần kinh tế, được thể chế hóa trong luật BHXH về BHXHTN và được tập trung chỉ đạo thực hiện. Mặt khác, nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân là rất lớn, khi nhà nước có chính sách, cơ quan tổ chức thực hiện tăng cường các dịch vụ từ công tác thu, chi trả các chếđộ BHXHTN cho người dân tham gia tốt, chất lượng..., tạo ra sản phẩm phù hợp với lợi ích của người dân, thì họ sẽ nhiệt tình tham gia. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để mở rộng phạm vi đối tượng người dân tham gia BHXHTN theo luật định.Tuy nhiên, BHXHTN cho người dân cần chọn con đường nào? Cách nào? Hay nói cách khác là giải pháp gì để tăng quy mô, mở rộng về số người dân tham gia BHXHTN một cách nhanh hơn để có thể thực hiện được mục tiêu BHXH cho mọi người lao động theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng là việc làm cần thết.

e. M rng mng lưới cung ng dch v BHXHTN cho người dân

Do đặc điểm của người dân sinh sống trong địa bàn rộng lớn, phức tạp, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, việc tiếp cận được với người dân chủ yếu sau giờ người dân kết thúc công việc thường là giờ trưa, tối cho nên để tuyên truyền vận động được người dân tham gia thì một trong những điều kiện có tính chất quyết định thực hiện sự nghiệp BHXHTN là phải xây dựng, mở rộng được hệ thống cán bộ làm công tác BHXHTN. Điều kiện này thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:

- Việc tổ chức thực hiện chính sách BHXHTN cho người dân phải có bước đi thích hợp, không ồ ạt, tràn lan theo kiểu phong trào. Mà ngược lại, phải thực hiện thận trọng, chặt chẽ, sau đó mới mở rộng dần từng bước cho người lao động.

- Bộ máy quản lý sự nghiệp BHXHTN ở các cấp, phải thật tinh gọn. Đặc biệt là phải xây dựng hệ thống đại diện BHXHTN ở xã phường, trên cơ sở đó phải mở rộng mạng lưới làm công tác BHXHTN từ thôn, bản, khối phố, thông qua mạng lưới này để trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền vận động, tổ chức thu, chi trả các chế độ BHXHTN cho người dân, khi mở rộng thì mạng lưới này phải được nhà nước quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

- Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là linh hồn, là hạt nhân của tổ chức. Bộ máy mạnh hay yếu, phát huy hiệu quả cao hay thấp là tuỳ thuộc vào vấn đề cán bộ. Do đó đối với đội ngũ cán bộ thực hiện sự nghiệp BHXHTN phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt phải là người có đạo đức trong sáng, có tinh thần phục vụ tận tuỵđối với người lao động, tất cả vì sự nghiệp BHXH của toàn dân. Chỉ có như vậy, sự nghiệp BHXHTN của người dân mới có thể thực hiện và phát triển được ở Việt Nam

1.2.3. Các tiêu chí phản ánh phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự

nguyện

a. S thu bo him xã hi t nguyn

Doanh thu bảo hiêm xã hội tự nguyện là tổng số tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội thu được trong một năm từ nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Doanh thu nguồn quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng số tiền thu được trong một năm của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nguồn thu bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ yếu do người dân tự tham gia theo tỷ lệ 20% mức lương tự chọn.

Tỷ lệ nợ BHXH: Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội tự nguyện là số tiền mà người

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)