8. Kết cấu của luận văn
2.2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN CHO NGƯỜI DÂN Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 2.2.1. Tình hình nhu cầu dịch vụ BHXHTN của người dân
BHXH nói chung, BHXHTN cho người dân nói riêng là nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết thân của người lao động, do đó được nhà nước rất quan tâm. Quan điểm, chủ trương của Đảng là đa dạng hóa các loại hình BHXH và bảo hiểm tự nguyện khác, nhằm mở rộng cơ hội cho mọi người lao động tham gia bảo hiểm, tiến tới BHXH cho tất cả những người lao động. Chủ trương đó từng bước được thể chế hóa về mặt nhà nước. Đặc biệt là luật BHXH về BHXHTN được ban hành và có hiệu lực từ 1.1.2008, trong đó quy định BHXHTN đây là cơ sở pháp lý cao nhất để người dân chính thức tham gia BHXH
Kinh tế - xã hội của thành phố đã có nhiều phát triển, đời sống người dân từng bước được cải thiện cho nên nhu cầu về BHXH ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng tăng. Mặc dù ở nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn của thành thị trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng suất lao động chưa cao, không có quan hệ lao động do tự làm là chủ yếu. Tuy nhiên, nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân thành phố là rất lớn, nếu chỉ 43,03% số lao động tham gia thì đã có khoảng 60.312 người. Đây là tiềm năng rất lớn để chính sách BHXHTN đi vào cuộc sống và được nhân dân tích cực tham gia. Nếu chính sách BHXHTN cho khu vực này được thiết kế mức đóng và hưởng hợp lý, linh hoạt, có sự hỗ trợ của cộng đồng và nhà nước, nhất là cho đối tượng yếu thế, người nghèo thì khả năng tham gia của người dân thành phố sẽ rất lớn.
Từ khi Luật BHXH về BHXHTN có hiệu lực, dù mới chỉ có 140 người tham gia (hơn 0,04 % so với dân số) đây là con số rất thấp so với tiềm năng lao động hiện có của thành phố, nhưng nhu cầu tham gia của người dân có xu hướng ngày càng tăng, đó là những tiền đề quan trọng và mô hình thực tiễn tốt để thành phố điều chỉnh chính sách nhằm mở rộng độ bao phủ tham gia BHXHTN theo luật BHXH. Mặc dù tỷ lệ người dân tham gia còn ít, mức hưởng chưa cao, nhưng kết quả tham gia BHXHTN của người dân trong thành phố vừa qua đã phần nào ổn định đời sống người lao động, khắc phục những khó khăn trong các trường hợp rủi ro do mất khả năng lao động dẫn đến tổn thất về thu nhập. Tác giả đã khảo sát ngẫu nhiên 500 mẫu (trong số khoảng 38.000 người dân) tại các xã, phường trong thành phố: cho thấy:
Bảng 2.5: Nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân TP. Buôn Ma Thuột. ĐVT: % Nội dung Có nhu cầu Không có nhu cầu Không trả lời Tổng số
Nhu cẩu tham gia BHXHTN 75 24 1 100
Chế độ mong muốn tham gia
1. Chế độ Hưu trí 60 40 100 2.Chếđộ Tử tuất 54 34 12 100 3.Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 59 23 18 100 4.Chếđộ Thai sản 61 26 13 100 5.Chếđộ BHYT 62 28 10 100 6.Ốm đau 54 24 22 100 Nguồn: [Điều tra]
Kết quả trên phản ánh nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân rất lớn 75 %, các chế độ mà người dân mong muốn tham gia đối với bảo hiểm hưu trí 60% số người có nhu cầu (40 % không muốn tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện). Có tới 54 % sốđối tượng khảo sát sẵn sàng tham gia chế độ tử tuất (34 % không muốn tham gia chế độ tử tuất tự nguyện và 12 % không trả lời), có 59 % mong muốn tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản có 61 % muốn tham gia, chế độ BHYT thì tỷ lệ mong muốn tham gia cao nhất 62 %, cuối cùng chế độ ốm đau có 54 % người dân mong muốn tham gia, từ số liệu điều tra trên cho thấy nhu cầu và sự mong muốn tham gia các chế độ BHXHTN đối với người dân thành phố Buôn Ma Thuột là rất lớn, nếu dùng tỷ lệ này suy rộng ra cho người dân toàn thành phố trong độ tuổi lao động không làm việc theo các ngành kinh tế thì nhu cầu tham gia BHXHTN tối đa lên tới khoảng 105.122 người. Nhu cầu này của người dân là rất rõ ràng, song khả năng
thực tế là không thể, vì yếu tố quyết định để người lao động có thể tham gia BHXHTN là khả năng đóng BHXHTN dựa trên thu nhập của chính người dân (ngoại trừ yếu tố có sự trợ giúp của bên ngoài như chồng, con có việc làm thu nhập cao ở khu vực khác hỗ trợ hoặc được nhà nước hỗ trợ).
- Thực tế vừa qua về sự tham gia BHXHTN của người dân ở thành phố có thể rút ra được kinh nghiệm và những bài học quý, để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống, bổ sung và sửa đổi chính sách, đặc biệt là tăng cường các giải pháp về phát triển BHXHTN trong người dân. Trong đó, đặc biệt là phải đặt chính sách BHXHTN cho người dân trong tổng thể hệ thống chính sách BHXH chung của nhà nước, linh hoạt và có thể hỗ trợ lẫn nhau; phải có chiến lược và lộ trình để mở rộng độ bao phủđối tượng tham gia, thông qua đa dạng hóa các loại hình BHXH (BHXH bắt buộc, BHXHTN, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT) và khuyến khích phát triển bảo hiểm tự nguyện đối với người dân, nhất là nhóm người nghèo, yếu thế muốn tham gia BHXHTN phải có sự hỗ trợ của cộng đồng của nhà nước và của tỉnh.
2.2.2. Tình hình mở rộng các loại hình dịch vụ BHXHTN cho người dân dân
Một lý do khiến người dân tại thành phố Buôn Ma Thuột chưa mặn mà với BHXHTN là thời gian đóng kéo dài. Theo quy định, người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ phải đóng BHXH đủ 20 năm, trường hợp đóng thiếu không quá 05 năm thì được đóng tiếp cho đủ 20 năm. Việc quy định thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm để được nhận lương hưu nhằm đảm bảo giá trị tồn tích của quỹ để tránh việc mất cân đối về tài chính giữa giá trị hiện tại của các khoản đóng phí mà mức trợ cấp mà người này được hưởng. Người tham gia BHXHTN chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm khi đã thực hiện việc đóng các khoản phí đầy đủ và phải đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Trong khi đó ở chế độ BHXH bắt buộc thì quy định về vấn đề đó
tỏ ra mềm dẻo hơn nhiều, có sự hỗ trợ đóng của Nhà nước và chủ doanh nghiệp, lại được hưởng 5 chế độ (ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất), trong khi người dân tham gia BHXHTN thì toàn bộ mức đóng do chính người lao động tự bỏ ra đi liền với đó là mức hưởng chỉ có 2 chế độ (Hưu trí; Tử tuất). Mặc khác, loại hình BHXHTN không có quy định về giảm độ tuổi hưởng chếđộ hưu trí cho lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) trong khi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc lại được hưởng chế độ này. Quy định này có thể làm hạn chế khả năng tham gia của nhiều lao động, đặc biệt là lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Việc quy định thời gian tham gia BHXH tối thiểu 20 năm, hoặc thiếu không quá 5 năm so với quy định đã làm giảm một số lượng lớn những lao động nam trên 45 tuổi và lao động nữ trên 41 tuổi tham gia BHXH. Trong nền kinh tế thị trường, việc người lao động phải di chuyển tìm kiếm việc làm khi thì thuộc thành phần kinh tế này, lúc thì chuyển sang thành phần kinh tế khác, khi thì có hợp đồng lao động, lúc thì phải tự hành nghề để kiếm sống là điều khó tránh khỏi đối với một bộ phận lớn lao động xã hội. Nhiều người tham gia cả hai hình thức BHXH bắt buộc và tự nguyện trong nhiều giai đoạn nhưng cuối đời vẫn không đáp ứng đủ ít nhất 15 năm tham gia BHXH (dù chỉ thiếu một vài tháng) để được hưởng lương hưu hàng tháng đó thực sự là một điểm hạn chế cần được
xem xét.
Nhìn chung số người tham gia BHXHTN thành phố Buôn Ma Thuột còn quá khiêm tốn so với số người tham gia BHXHBB. Năm 2013 toàn thành phố mới có 140 người tham gia BHXHTN trong khi đó số người tham gia BHXHBB là 13.645 người. Số người tham gia BHXHTN chỉ chiếm hơn 1% trong tổng số người tham gia BHXH năm 2013. Chính sách BHXHTN đã mở ra một cơ hội
mới cho số đông người lao động và rất phù hợp với cơ chế thị trường, giúp người lao động có thể tham gia rất thuận tiện, linh hoạt, bảo đảm cuộc sống của họ khi về già. Theo con số thống kê của BHXH Việt Nam thì hiện nay cả nước mới có trên 9,5 triệu người lao động tham gia BHXH bắt buộc, chiếm khoảng 20% số người trong độ tuổi lao động, trong đó có khoảng 726.000 người dân tham gia BHXHTN (Bao gồm cả 14.765 người dân ở Nghệ An đang tham gia BHXHTN chuyển qua theo luật BHXH). Điều đó có nghĩa là còn khoảng trên 97% người dân chưa được tham gia BHXHTN và sẽ không có lương hưu khi hết tuổi lao động.
2.2.3. Tình hình chất lượng dịch vụ BHXHTN cho người dân
Chất lượng các dịch vụ như thu phí, chi về BHXHTN hiện tại của BHXH thành phố đang thực hiện ngày được nâng cao và đáp ứng được sự hài lòng của người tham gia.Chất lượng mức đóng BHXHTN ngày càng tăng của người dân đang tham gia đóng BHXHTN để hưởng khi về già cũng ngày một tăng. Chọn mức đóng trung bình đóng BHXHTN của người dân hiện nay cũng cao hơn mức lương tối thiểu chung của nhà nước quy định. Hệ thống quản lý của cơ quan BHXH ngày càng được hoàn chỉnh hơn, hàng năm các lớp đào tạo cán bộđại lý do BHXH thành phố tổ chức cũng được tiến hành để tập huấn công tác thu, chi BHXH cho đối tượng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ BHXHTN cho đối tượng người dân trước mắt vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tổ chức hệ thống mạng lưới thu, chi trả tại các đại lý xã phường mà người dân tham gia BHXHTN phải trực tiếp đến cơ quan BHXH thành phốđểđóng và nhận tiền bảo hiểm..
Mức đóng BHXHTN còn nhiều bất cập, vì việc xác định mức đóng BHXHTN trên cơ sở thu nhập của người lao động sẽ do người lao động lựa chọn trong khoảng mức thu nhập giới hạn của sàn dưới và trần trên theo quy định của luật. Tuy nhiên, tâm tư chung của người lao động khi tham gia BHXHTN thông thường là chọn mức đóng thấp, họ chưa thật hiểu việc tham gia
đóng BHXHTN với mức thấp sẽ ảnh hưởng đến mức hưởng thụ sau này của họ, đồng thời để đảm bảo tương quan với những người lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Chất lượng về sản phẩm của thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân là một trong những nguyên nhân quan trọng nhưng chưa được các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền một cách thường xuyên, sâu rộng nên người dân chưa có hiểu biết, chưa thấy được lợi ích của việc tham gia BHXHTN và chưa tin tưởng vào hệ thống BHXH hiện nay dẫn đến tỷ lệ người tham gia chưa cao. Chưa tổ chức các cuộc tập huấn cho các báo cáo viên thuộc hệ thống tuyên giáo cấp cơ sở để họ tuyên truyền lại cho người dân. Chưa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các báo, đài phát thanh truyền hình, chưa in ấn tài liệu, tờ rơi cấp phát cho các địa phương để tuyên truyền chính sách BHXHTN cho tầng lớp người dân.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý của BHXH vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện tại việc nối mạng toàn ngành vẫn chưa triển khai được. Hệ thống công nghệ thông tin ở cấp huyện vẫn còn đang hạn chế, ở cấp đại lý xã phường còn chưa làm được. Vì vậy việc cập nhật thông tin về nhân thân của người lao động còn chưa được kịp thời và nhanh chóng để tạo điều kiện cho họ được thụ hưởng quyền lợi BHXHTN.
Với những đóng góp của người dân đối với xã hội và nền kinh tế hiện nay, việc thừa nhận vị trí, vai trò xã hội và tạo điều kiện cho họ thụ hưởng các dịch vụ công ích là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các cấp chính quyền mà cần thiết nhất là những chính sách An sinh xã hội như: tín dụng hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp... trong đó trước hết phải kể đến chính sách BHXH.
2.2.4. Tình hình mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN
Thành phố Buôn Ma Thuôt có dân số 339.879 người, trong độ tuổi lao động 140.162 người, chiếm tỷ lệ 41,30 % so với dân số; số lao động làm công ăn lương 36.292 người, số lao động tự làm kinh tế 102.863 người . Số người tham gia BHXHBB 13.645 người, tham gia BHXHTN 140 người, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số người trong độ tuổi lao động; số người tuy đã tham gia lao động trong các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH theo Luật, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chủ sử dụng lao động đã cố tình trốn đóng BHXH cho người lao động (vào khoảng 9.000 người, chủ yếu là lao động thuộc doanh nghiệp tư nhân, có qui mô nhỏ), vì vậy mà người lao động cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn (sau đây gọi chung là lao động người dân) chưa tham gia BHXH còn chiếm tỷ trọng khá lớn.
Lao động thuộc khu vực phi chính thức chiếm 73,9% trên tổng số lao động toàn thành phố, tuổi bình quân của lao động khu vực này giống như tuổi bình quân của lao động nói chung nhưng tập trung nhiều ở lao động trẻ tuổi và cao tuổi hơn. Tỷ lệ phụ nữ của khu vực này cao hơn đôi chút so với tỷ lệ chung (ở mức gần 56%). Trình độ học vấn và có chuyên môn kỹ thuật của người lao động không đồng đều. Bên cạnh đó, lao động khu vực phi chính thức còn có những đặc điểm dễ nhận thấy khác như: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định; không có hợp đồng lao động, thu nhập thấp (trung bình chỉ đạt chưa đến 1.5 đến 2 triệu/tháng), thời gian làm việc dài (bình quân 60 giờ/tuần, cao hơn so với mức bình quân là 43,8 giờ/tuần), đa số là những người tự tạo việc làm, những người lao động tự do, người dân sản xuất riêng lẻ, có một bộ phận lao động làm việc bán thời gian trong các doanh nghiệp, nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, không đăng ký kinh doanh, không đóng BHXH, BHYT, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người lao động... Những người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức thường quay vòng, hạn chế về năng
lực, kiến thức và vật chất khiến cơ hội hòa nhập xã hội để phát triển không có nhiều.
Chất lượng mức đóng BHXHTN ngày càng tăng của người dân đang tham gia đóng BHXHTN để hưởng khi về già cũng ngày một tăng. Chọn mức đóng trung bình đóng BHXHTN của người dân hiện nay cũng cao hơn mức lương tối thiểu chung của nhà nước quy định. Thành phố Buôn Ma Thuột đang trên đà phát triển và đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế - xã hội phát triển liên tục ở mức cao trong nhiều năm, thu nhập của người dân cũng dần khá hơn và nhu cầu của họ cũng dần tăng theo. Do vậy, luật BHXH về BHXHTN ra đời đáp ứng từ chính nhu cầu và nguyện vọng của người lao động, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tham gia.
Truyền thống và tập quán của Việt Nam là người già được con cháu chăm lo nuôi dưỡng nên ít quan tâm đến vấn đề BHXH cho bản thân, nhiều người già