8. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Cơ chế tài chính
Theo Quyết định 04/2011/Q Đ – TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam qui định như sau: Thực hiện tốt chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; thực hành tiết kiệm chống lãng phí để tạo điều kiện đầu tư phát triển; tăng thu nhập, cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức và gắn trách nhiệm với lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động nghiệp vụ.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Căn cứ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định giao dự toán thu, chi cho các đơn vị trực thuộc.
Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn; được hạch toán độc lập và cân đối thu, chi theo từng quỹ. Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lập báo cáo quyết toán và gửi đơn vị cấp trên trực thuộc theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam xét duyệt, thẩm định và thông báo kết quả xét duyệt, thẩm định cho các đơn vị trực thuộc; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
Mức lệ phí chi trả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước được Nhà nước cấp lệ phí chi trả bằng 0,78% tổng số chi trả; Lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp cho đối tượng do quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, quỹ bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo bằng 0,78% tổng số chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp theo quy định và được bố trí trong dự toán chi phí quản lý bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Toàn bộ số kinh phí được trích theo mức lệ phí chi trả được sử dụng như sau: trích 2% lập quỹ dự phòng rủi ro trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp để bù đắp số tiền bị thiếu hụt, do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định. Phần còn lại được sử dụng để chi cho các nội dung liên quan công tác chi trả.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm cân đối nguồn vốn để thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng hình thức sau đây: Ưu tiên mua trái
phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng thương mại Nhà nước; Cho ngân sách nhà nước, Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội vay. Đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia, một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền sinh lời được đầu tư như sau: trích 2% lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, bù đắp những rủi ro do nguyên nhân khách quan trong hoạt động đầu tư; phần còn lại được phân bổ vào các quỹ bảo hiểm.
Mức chi phí quản lý bộ máy hàng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xác định như sau: chi quản lý hành chính, chi thường xuyên, chi không thường xuyên. Khuyến khích Bảo hiểm xã hội Việt Nam sắp xếp lao động, tinh giản biên chế, tiết kiệm kinh phí trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chi đầu tư phát triển hàng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xác định trên cơ sở dự án đầu tư, dự án phát triển công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nguồn trích chi phí quản lý bộ máy và chi đầu tư phát triển được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế; hỗ trợ của ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài; các khoản thu hợp pháp khác.