8. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Chất lượng BHXHTN thông qua mức đóng còn nhiều bất cập, vì việc xác định mức đóng BHXHTN trên cơ sở thu nhập của người lao động sẽ do người lao động lựa chọn trong khoảng mức thu nhập giới hạn của sàn dưới và trần trên theo quy định của luật. Tuy nhiên, tâm tư chung của người lao động khi tham gia BHXHTN thông thường là chọn mức đóng thấp, họ chưa thật hiểu việc tham gia đóng BHXHTN với mức thấp sẽ ảnh hưởng đến mức hưởng thụ sau này của họ, đồng thời để đảm bảo tương quan với những người lao động tham gia BHXH bắt buộc.
- Chất lượng về sản phẩm của thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân là một trong những nguyên nhân quan trọng nhưng chưa được các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền một cách thường xuyên, sâu rộng nên người dân chưa có hiểu biết, chưa thấy được lợi ích của việc tham gia BHXHTN và chưa tin tưởng vào hệ thống BHXH hiện nay dẫn đến tỷ lệ người tham gia chưa cao. Chưa tổ chức các cuộc tập huấn cho các báo cáo viên thuộc hệ thống tuyên giáo cấp cơ sở để họ tuyên truyền lại cho người dân. Chưa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các báo, đài phát thanh truyền hình,chưa in ấn tài liệu, tờ rơi cấp phát cho các địa phương để tuyên truyền
- Việc mở rộng mạng lưới làm công tác BHXHTN cho người dân của thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. BHXHTN là vấn đề mới, đối tượng ở khu vực phi chính thức, địa bàn rộng nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác này chưa bố trí được ở địa bàn xã, phường lại thiếu về số lượng, chưa nắm kỹ về chuyên môn nên việc tổ chức triển khai BHXHTN hiệu quả chưa cao.
- Thu nhập của người lao động
Độ bao phủ của BHXHTN đối với lao động ở thành phố Buôn Ma Thuột muốn tăng lên chủ yếu là phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống nhân dân để từ đó phát sinh (kích thích) nhu cầu thiết thực
và khả năng tham gia BHXH đối với họ; Song hiện nay kinh tế xã hội của thành phố phát triển, thu nhập bình quân đầu người tương đối cao 43,2 triệu đồng/ người/năm nhưng lại không đồng đều giữa các thành phần kinh tế vì vậy đời sống của nhiều người dân ở Buôn Ma Thuột vẫn còn khó khăn, thu nhập thiếu ổn định. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho đối tượng tham gia chưa đạt yêu cầu đề ra; do thời gian có hạn nên tác giả đã khảo sát ngẫu nhiên 500 mẫu (trong tổng dân số khoảng 55.000 người) tại các địa phương, 100 hộ nghèo tại 2 xã là xã Eatu và xã Hòa Thuận; 100 hộ cận nghèo xã Hòa Thắng, xã Hòa Đông, 100 hộ trung bình tại phường Tân An, Tân Lợi, 100 hộ khá tại phường Tân Lập, 100 hộ giàu tại phường Khánh Xuân, Ea Tam thành phố Buôn Ma Thuột, cho thấy;
Bảng 2.11: Số liệu điều tra thông tin của người dân TP. Buôn Ma Thuột
ĐVT: % Đối tượng Số phiếu Không cần Thiếu thông tin, không biết Do thu nhập thấp, không ổn định Mức đóng cao Cộng Hộ nghèo 100 5 49 27 29 100 Cận nghèo 100 8 42 25 25 100 Trung bình 100 18 53 15 14 100 Khá 100 40 54 1 5 100 Giàu 100 37 62 0 1 100 Nguồn: [Điều tra] Từ số liệu điều tra cho thấy:
Hộ nghèo: có 100 phiếu điều tra, tỷ lệ không tham gia do thu nhập thấp, không ổn định chiếm 27 %.
Hộ cận nghèo: 100 phiếu điều tra có 27 % do thu nhập thấp, không ổn định, không muốn tham gia 25 %.
Hộ có thu nhập trung bình, do thu nhập thấp không ổn định và không tham gia chỉ có 1 %, còn lại chủ yếu thiếu thông tin. Riêng hộ khá, giàu không tham gia chủ yếu là thiếu thông tin và không có nhu cầu là chính. Nguyên nhân do thu nhập không ổn định, mức đóng cao, dao động từ 14 % đến 25 %.
Từ nguồn điều tra trên cho thấy nguyên nhân chưa tham gia của 3 nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo, trung bình chủ yếu là thiếu thông tin đến là do thu nhập thấp, không có tiền đóng; sau đó là mức đóng cao, cuối cùng còn lại là có biết, nhưng không muốn tham gia....còn 02 nhóm đối tượng khá và giàu lý do chưa tham gia chủ yếu là thiếu thông tin, tiếp đến là chưa có nhu cầu tham gia vì bản thân họ chủ quan với thu nhập khá trong gia đình nên chưa ý thức đến rủi ro, tuổi già... Phần lớn số còn lại sẽ khó khăn trong việc đóng BHXH. Ở đây rõ ràng, việc thực hiện chính sách BHXH trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội, đặc biệt cho nhóm người nghèo và yếu thế là vấn đề rất nan giải, nếu không có chính sách hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng xã hội.
- Nhận thức của người dân
Do BHXHTN được áp dụng với đối tượng là người lao động tự do, nên trình độ nhận thức không đồng đều lại có thói quen về tâm lý có tiền là chi tiêu cho đời sống sinh hoạt hiện tại ít quan tâm đến tiết kiệm đểđề phòng rủi ro xảy ra. Nhận thức về chính sách BHXHTN ở người dân còn hạn chế. Theo kết quả điều tra ở trên cho thấy người dân thiếu thông tin là một phần là do các cấp, các ngành, mà chủ công là cơ quan BHXH các cấp chưa làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức dẫn đến người dân chưa được tiếp cận một cách đầy đủ về chủ trương chính sách BHXHTN, chưa hiểu biết về BHXHTN chiếm tỷ lệ khá cao từ 42 đến trên 60 %; bởi vì trình độ dân trí của người dân còn thấp lại không đồng đều, phần lớn là lao động phổ thông không qua đào tạo.
Với kết quả đạt được trong 5 năm qua về đối tượng người dân trong thành phố tham gia BHXHTN mới đạt 0,04 % so với dân số và 0,14% số lao động làm
việc tự do, điều đó chứng tỏ công tác tuyên truyền để làm thay đối thói quen, nhận thức cho người dân trong thời gian qua ngành BHXH là chưa tốt, bên cạnh đó là do nhận thức của người dân thường có thói quen tự bảo hiểm theo kiểu truyền thống “trẻ cậy cha, già cậy con” chưa được tiếp cận làm quen với các dịch vụ công, phúc lợi xã hội, lại phải đối mặt với những khó khăn trước mắt nên chưa có tư tưởng lo xa. Đây là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách BHXHTN tại địa phương trong thời gian qua .
- Thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội.
Trong những năm qua chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BHXH nói chung và BHXHTN cho người dân nói riêng chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ, không xây dựng được kế hoạch, chương trình phối hợp tuyên truyền, chính vì vậy mà đa số người dân chưa được tiếp cận một cách đầy đủ về chủ trương, chính sách, chưa hiểu biết về chế độ BHXHTN. Thậm chí, rất nhiều người còn nhầm lẫn BHXH với những loại hình bảo hiểm khác như: Bảo Việt, Bảo hiểm nhân thọ....
Việc xây dựng ban hành chủ trương chính sách pháp luật về BHXHTN cho người dân là vấn đề rộng lớn và hết sức cần thiết vì nó liên quan đến hàng triệu lao động tự do và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội – chính trị của thành phố. Trong thời gian qua, nhà nước, Bộ, ngành chưa ban hành có hệ thống các văn bản pháp Luật đầy đủ toàn diện và có tính khả thi cao. Các văn bản ban hành của thành phố hiện đang triển khai thực hiện BHXHTN chưa được đầy đủ, thiếu đồng bộ...làm ảnh hưởng đến kết qủa thực hiện. Nhà nước chưa có cơ chếđộ hỗ trợ cho người dân một phần kinh phí nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia BHXHTN, nhất là đối tượng người nghèo, cận nghèo. BHXHTN chỉ thực hiện 2 chế độ, hưu trí và tử tuất khác với BHXH bắt buộc nên chưa thu hút được người tham gia. Mức đóng của người dân tham gia tự nguyện cao.
Quỹ BHXHTN ra đời và thực hiện được hơn 5 năm, nhưng ngành BHXH chưa xây dựng được quy chế quản lý và đầu tư tăng trưởng. Từ những nguyên nhân trên nên đã tác động và làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách cũng như phát triển đối tượng tham gia BHXHTN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kể từ khi thực hiện Luật BHXH về BHXHTN đến nay, công tác phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Chính sách BHXHTN đã mở ra cơ hội cho sốđông người lao động có thể tham gia một cách tiện lợi, bảo đảm cuộc sống của họ khi về già. Số lượng người dân tham gia BHXH từ năm 2009 là 18 người đến 2013 là 140 người, tỷ lệ tăng rất chậm. Tuy nhiên, số người dân tham gia BHXHTN chiếm tỷ trọng so với người tham gia BHXH bắt buộc trên toàn thành phố còn quá thấp (chưa được 2%). Các chế độ BHXHTN cho người dân còn hạn chế như thời gian đóng BHXHTN kéo dài, thiếu sự hỗ trợ về mức đóng cho người dân, chỉ mới hưởng được 2 chế độ là hưu trí và tử tuất ... Chất lượng dịch vụ BHXHTN cho người dân trước mắt còn nhiều hạn chế. Mức đóng còn nhiều bất cập, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân chưa được tốt. Do vậy, từ những thực trạng đã được nêu ra cần thiết phải được nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả để phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân trên địa bàn thành phố.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN CHO NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm chung về phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân thành phố Buôn Ma Thuột
Quan điểm chung của Đảng, Nhà nước ta về BHXH là “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và An sinh xã hội, tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”.Do vậy, khi triển khai BHXHTN cho người dân cần thực hiện các quan điểm sau:
- Phải tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động nhằm mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN, góp phần đảm bảo đời sống, an sinh xã hội. Bởi vì khi luật đã quy định thì mọi người dân đều có quyền bình đẳng trong việc tham gia và hưởng các chế độ BHXH, việc mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN phải có bước đi thích hợp và vững chắc. Loại hình BHXHTN áp dụng cho người dân phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm lao động việc làm, thu nhập của người dân. Do điều kiện nhận thức, việc làm và thu nhập của người dân không ổn định, nhu cầu của mỗi người cũng khác nhau, có người có nhu cầu tham gia BHXHTN để ổn định cuộc sống khi rủi ro hoặc khi về già, nhưng có người cũng không có nhu cầu tham gia hoặc không có khả năng tham gia với nhiều lý do khác nhau, đặc điểm này chi phối rất lớn đến khả năng tham gia của người dân. Cần phải thực hiện mức đóng, mức hưởng các chế độ BHXHTN theo luật nhưng phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của người dân. Đây là quan điểm thể hiện giữa quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXHTN, từ quan điểm này đòi hỏi nhà nước cần quy định các chế độ đóng, hưởng BHXHTN từng giai đoạn cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lựa chọn tham gia
Quỹ BHXHTN của người dân phải được cơ quan BHXH quản lý tập trung, thống nhất, hiệu quả. Quỹ BHXHTN là do người dân đóng góp có sự hỗ trợ của nhà nước và đầu tư tăng trưởng. Do đó quỹ phải được cơ quan BHXH quản lý tập trung, thống nhất, minh bạch, công khai, phải lựa chọn phương án đầu tư tăng trưởng bảo đảm an toàn, hiệu quả. Quỹ BHXHTN của người dân phải được nhà nước quản lý không bị phá sản.