THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BHXHTN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 71)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BHXHTN

2.3.1. Ý thức của người dân

Qua thời gian hơn 5 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, cho thấy, số người tham gia BHXHTN còn quá khiêm tốn ở các địa phương, Điều này do nhiều nguyên nhân tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là ở các địa phương chưa thực sự quan tâm thâm chí buông lỏng việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bên cạnh đó, ý thức của người lao động thuộc diện tham gia BHXHTN cũng là một vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.

Hiện nay lực lượng lao động của khu vực thuộc diện tham gia BHXHTN có chất lượng không đồng đều so với khu vực tham gia BHXHBB. Phần lớn lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn với trình độ văn hóa thấp, chưa quen với lối sống, phong cách làm việc công nghiệp, đòi hỏi phải có thời gian để họ học hỏi thay đổi nếp sống, thói quen tập quán cũ và tiếp thu tính kỷ luật, kỷ cương tác phong làm việc mới. Vì vậy ý thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực này là rất thấp, do ít hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2.3.2. Thu nhập của người lao động

Thu nhập của người dân thành phố Buôn Ma Thuột tăng đều qua các năm, đây là yếu tố cơ bản để BHXH thành phố phát triển dịch vụ BHXHTN cho các đối tượng thuộc diện tham gia .

ĐVT: VN Đồng

Biu 2.3: Thu nhp bình quân đầu người thành ph Buôn Ma Thut (Giai đon 2009 – 2013)

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Buôn Ma Thuột 2009 – 2013

Nhờ duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế với việc triển khai nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động nên đời sống của người dân thành phố Buôn Ma Thuột tiếp tục được cải thiện. Theo kết quả điều tra của phòng thống kê thành phố thì thu nhập bình quân năm 2009 của người dân thành phố là 24,7 triệu đồng/người/năm, năm 2010 là 26,52 triệu đồng/người/năm, năm 2011 là 28 triệu đồng/người/năm, năm 2012 là 39,5 triệu đồng/người/năm, năm 2013 là 41 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân của người dân được cải thiện và tăng dần qua các năm, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để người dân tham gia BHXHTN.

2.3.3 Thể chế chính sách về các dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thứ nhất, về đối tượng tham gia: Theo qui định tại khoản 5 điều 2 luật bảo hiểm xã hội đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam, không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; sẽ không loại trừ bất cứ đối tượng nào, miễn là họ có khả năng và nguyện vọng tham gia.

Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm xã hội. Được qui định tại Điều 100 hằng tháng người lao động đóng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Thứ ba, chi trả các dịch vụ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chếđộ sau đây: hưu trí; tử tuất.

2.3.4 Cơ chế tài chính

Theo Quyết định 04/2011/Q Đ – TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam qui định như sau: Thực hiện tốt chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; thực hành tiết kiệm chống lãng phí để tạo điều kiện đầu tư phát triển; tăng thu nhập, cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức và gắn trách nhiệm với lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động nghiệp vụ.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Căn cứ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định giao dự toán thu, chi cho các đơn vị trực thuộc.

Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn; được hạch toán độc lập và cân đối thu, chi theo từng quỹ. Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lập báo cáo quyết toán và gửi đơn vị cấp trên trực thuộc theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam xét duyệt, thẩm định và thông báo kết quả xét duyệt, thẩm định cho các đơn vị trực thuộc; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.

Mức lệ phí chi trả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước được Nhà nước cấp lệ phí chi trả bằng 0,78% tổng số chi trả; Lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp cho đối tượng do quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, quỹ bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo bằng 0,78% tổng số chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp theo quy định và được bố trí trong dự toán chi phí quản lý bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Toàn bộ số kinh phí được trích theo mức lệ phí chi trả được sử dụng như sau: trích 2% lập quỹ dự phòng rủi ro trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp để bù đắp số tiền bị thiếu hụt, do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định. Phần còn lại được sử dụng để chi cho các nội dung liên quan công tác chi trả.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm cân đối nguồn vốn để thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng hình thức sau đây: Ưu tiên mua trái

phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng thương mại Nhà nước; Cho ngân sách nhà nước, Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội vay. Đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia, một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền sinh lời được đầu tư như sau: trích 2% lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, bù đắp những rủi ro do nguyên nhân khách quan trong hoạt động đầu tư; phần còn lại được phân bổ vào các quỹ bảo hiểm.

Mức chi phí quản lý bộ máy hàng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xác định như sau: chi quản lý hành chính, chi thường xuyên, chi không thường xuyên. Khuyến khích Bảo hiểm xã hội Việt Nam sắp xếp lao động, tinh giản biên chế, tiết kiệm kinh phí trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chi đầu tư phát triển hàng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xác định trên cơ sở dự án đầu tư, dự án phát triển công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguồn trích chi phí quản lý bộ máy và chi đầu tư phát triển được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế; hỗ trợ của ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài; các khoản thu hợp pháp khác.

2.3.5 Công tác tổ chức và đội ngủ cán bộ

Công tác tổ chức và cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện là một yếu tố không kém quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội ở nước ta cũng như là ở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Hệ thống bảo hiểm xã hội ở nước ta so với thế giới thì còn rất trẻ, nên cần phải học hỏi nhiều ở các nước trên thế giới. Để đuổi kịp hệ thống an sinh trên thế giới thì chúng ta cần phải có lực lượng trẻ, có trình độ. Đây cũng là yếu tố quan trọng để góp phần vào công cuộc

cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đặc biệt là cơ chế một cửa liên thông.

Bng 2.10 : Bng thng kê s lượng cán b công chc theo trình độ ca Bo

Him Xã Hi thành ph Buôn Ma Thut năm 2009 – 2013. ĐVT: Người Trình độ/ Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Đại học 15 16 17 19 19 Cao đẳng 1 2 2 2 2 Trung cấp 8 8 8 8 8 Sơ cấp 1 1 1 1 1 Tạp vụ và bảo vệ 3 3 3 3 3 Tổng cộng 27 30 31 33 33

Nguồn số liệu: Bảo hiểm xã hội thành phố Buôn Ma Thuột.

Mặc dù hệ thống BHXH đang từng bước được hoàn thiện theo hướng mở rộng sự tham gia của người dân, nhu cầu tiếp cận hệ thống ở khu vực lao động không thuộc diện làm công ăn lương cũng rất lớn, tuy nhiên dường như giữa hai phía cung và cầu còn chưa gặp nhau. Bằng chứng là mức độ bao phủ của hệ thống BHXH, nhất là BHXHTN vẫn còn rất thấp.

Công tác tổ chức triển khai BHXH vẫn còn chậm, bộ máy tổ chức cấp xã, phường còn mỏng, thiếu đại lý thu BHXHTN ở cấp xã, một sốđịa phương còn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng BHXH cho người lao động di cư từ nơi này đến nơi khác. Chưa xây dựng được mã số BHXHTN cho từng đối tượng. Do vậy, người lao động là người di cư mà đa phần là người di cư ra đô thị, không thể tham gia và đóng BHXHTN ở nơi đến do không có hộ khẩu.

Việc đóng phí hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thông qua đại lý ở các khu vực dân cư, người tham gia phải đi lại xa để nộp phí, phải nộp nhiều lần trong

năm, trong khi thu nhập của lao động của khu vực phi chính thức không thường xuyên, thiếu ổn định.

Qua bảng số liệu cho ta thấy, số lượng cán bộ công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ từ 56% trở lên, số lượng cán bộ công chức có trình độ cao đẳng trở xuống chiếm khoảng 44%. Đây là con số rất đáng khích lệ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Buôn Ma Thuột về cơ cấu tổ chức và đội ngủ cán bộ. Tuy nhiên, số lượng cán bộ công chức có trình độ trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ khá cao trên 36% .Vì vậy, thời gian tới BHXH thành phố có kế hoạch gửi cán bộ đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó trong công tác tuyển dụng Ban Giám Đóc BHXH thành phốđã chú trọng tuyển dụng cán bộ công chức có trình độ đại học, có tuổi dưới 30, cụ thể tăng thêm 3 người so với năm 2009.

Kinh phí để tổ chức triển khai mà đặc biệt là kinh phí để chi cho con người trực tiếp làm công tác BHXHTN cho người dân chưa được bố trí, đây là một vấn đề hết sức khó khăn cho việc triển khai mở rộng mạng lưới làm công tác BHXH tự nguyện cho người dân, nên đòi hỏi sắp đến muốn thực hiện tốt cần phải quan tâm xây dựng, đầu tư nguồn kinh phí cho việc mở rộng mạng lưới làm công tác BHXHTN cho người dân, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.4. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

BHXH TỰ NGUYỆN CHO NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT HIỆN NAY.

2.4.1. Những hạn chế chủ yếu

Qua kết quả thực hiện trên cho thấy việc phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân trong thời gian qua chưa đạt được yêu cầu, đến cuối năm 2013 toàn thành phố mới có 140 đối tượng tham gia, chiếm tỷ lệ 0,14% so với số lao động tiềm năng, có nghĩa là phải còn trên 99 % người lao động chưa được tham gia, chưa được hưởng các chế độ BHXHTN theo quy định của luật. Điều này đòi hỏi

trong thời gian đến các cấp, các ngành cần đưa ra các giải pháp mạnh để tăng cường mở rộng người dân tham gia BHXHTN để nhằm góp phần an sinh xã hội, phát triển kinh tế của thành phố. Vì hiện nay, khu vực Lao động khu vực phi chính thức chiếm tới hơn 70 % lao động trong toàn thành phố nhưng số người tham gia chỉ chiếm khoảng 0,04 so với dân số và bằng 0,14 % so với đối tượng lao động trong khu vực. Việc phát triển dịch vụ BHXHTN ở Buôn Ma Thuột còn tồn tại một số hạn chế chủ yếu sau:

Một là, hạn chế lớn nhất hiện nay trong hệ thống bảo hiểm xã hội ở Buôn Ma Thuột là độ bao phủ rất thấp.

Hai là, do thiết kế của Luật bảo hiển xã hội, những người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc ở Buôn Ma Thuột thuộc nhóm tuổi 45 trở lên đối với nam và 40 trở lên đối với nữ sẽ không còn cơ hội tham gia cũng như thụ hưởng dịch vụ BHXH. Do vậy, đây là một hiện trạng cần quan tâm đối với những người lao động thuộc nhóm tuổi này ở Buôn Ma Thuột nói riêng và cả nước nói chung.

Ba là, chất lượng của bảo hiểm xã hội ở Buôn Ma Thuột tuy có cải thiện, nhưng so với mức sống và sự biến động chỉ số giá tiêu dùng là rất thấp.

Năm là, mức đóng góp trung bình hiện nay của người tham gia bảo hiểm xã hội ở Buôn Ma Thuột còn thấp. Với mức lương trung bình thấp thì chất lượng được hưởng bảo hiểm xã hội sẽ không cao. Bởi vì, nguyên tắc “có đóng có hưởng” cho thấy rằng muốn hưởng lương hưu cao thì người tham gia phải đóng góp với mức hợp lý.

Sáu là, Công tác thông tin tuyên truyền còn gặp một số khó khăn, hạn chế, nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa.

2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế.

- Chất lượng BHXHTN thông qua mức đóng còn nhiều bất cập, vì việc xác định mức đóng BHXHTN trên cơ sở thu nhập của người lao động sẽ do người lao động lựa chọn trong khoảng mức thu nhập giới hạn của sàn dưới và trần trên theo quy định của luật. Tuy nhiên, tâm tư chung của người lao động khi tham gia BHXHTN thông thường là chọn mức đóng thấp, họ chưa thật hiểu việc tham gia đóng BHXHTN với mức thấp sẽ ảnh hưởng đến mức hưởng thụ sau này của họ, đồng thời để đảm bảo tương quan với những người lao động tham gia BHXH bắt buộc.

- Chất lượng về sản phẩm của thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)