Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ bhxh tự nguyện cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 43)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ bhxh tự nguyện cho

nguyện cho người dân

a. H thng lut pháp và chính sách v bo him xã hi t nguyn

Việc ban hành chính sách pháp luật về BHXHTN xuất phát từ một vấn đề xã hội lớn và khá bức xúc của nhân dân là: Trong những năm qua về BHXH, do điều kiện thực tế của đất nước nên chỉ mới thực hiện BHXH bắt buộc cho người lao động có hưởng tiền lương, tiền công trên cơ sở hợp đồng lao động. Do đó, còn rất đông đảo người dân, người lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cá thể và những người tự tạo việc làm khác trong độ tuổi lao động chưa được tham gia BHXH. Vì vậy, khi già yếu, ốm đau, từ trần, họ không được hưởng BHXH.

Luật BHXH về BHXHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008. Như vậy, sau nhiều năm mong đợi đến nay những người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có cơ hội tham gia BHXH tự nguyện, họ đã thực sự bình đẵng như mọi người lao động khác về chính sách BHXH.

Người dân tham gia BHXH tự nguyện sẽ thực hiện hai chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất. BHXH tự nguyện trước hết là một loại hình BHXH, phản ánh đầy đủ bản chất của BHXH cả tính kinh tế và xã hội, đó là đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động trước những rủi ro bất ngờ, giúp họ vượt qua những khó khăn. Tính xã hội trong BHXH được hiểu là sự thống nhất về phương thức đóng – hưởng và điều tiết xã hội trong phạm vi cả nước do nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm. Đồng thời tính xã hội của BHXH còn thể hiện ở chỗ không phân biệt đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thuộc các loại hình lao động khác nhau. Do vậy, với chế độ hưu trí, tử tuất thì khi đóng góp theo phương thức giống nhau phải được hưởng thụ theo phương thức như nhau và chỉđóng góp khác nhau mới hưởng thụ khác nhau.

b. Nhn thc ca người dân

Do BHXH tự nguyện cho người dân mới được áp dụng rộng rãi trên quy mô cả nước từ năm 2008 nên trình độ nhận thức của các nhà quản lý, của xã hội và người dân đối với chính sách này không đồng đều còn nhiều hạn chế. Theo kết quả điều tra của đề tài KH 02.02/06-10, năm 2007 thì tỷ lệ người dân chưa có hiểu biết về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng chiếm tỷ lệ khá cao, thường người dân có trình độ dân trí thấp, phần lớn là lao động phổ thông không qua đào tạo về kĩ năng, không được đào tạo về kỹ thuật nghề nghiệp, không có tay nghề là chủ yếu...

Đối với cơ quan hoạch định chính sách trong thời gian qua mới tập trung vào khu vực làm công ăn lương, có quan hệ lao động là chủ yếu, chưa quan tâm thật đúng mức đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để họ nắm bắt được chủ trương chính sách BHXH tự nguyện.

c. Nhân t v phát trin kinh tế

Đây là nhân tố cơ bản quyết định trực tiếp để người dân có thể lựa chọn tham gia BHXHTN được hay không. Bởi vì nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHXHTN. Lao động hoạt động trong các ngành sản xuất muốn tham gia BHXHTN thì phải có khả năng đóng BHXH lúc đó "nhu cầu tham gia BHXH" mới trở thành "cầu tham gia BHXH". Chỉ khi đó BHXHTN mới có thể ra đời và phát triển được. Nghĩa là người dân phải có điều kiện để tiến hành sản xuất, kinh doanh để có thu nhập. Hơn nữa, thu nhập này không những phải bảo đảm bù đắp đủ các chi phí sản xuất, trang trải các tiêu dùng trong cuộc sống cho cá nhân và gia đình, mà còn phải có phần dư ra để tích luỹ. Một phần tích luỹ được sử dụng để đầu tư thêm cho sản xuất, kinh doanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng, phần còn lại của tích luỹ mới dùng để dự phòng cho cuộc sống tương lai của bản thân và trang trải những khi gặp rủi ro xã hội bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập thông qua việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXHTN nhằm đảm

bảo cuộc sống cho tương lai khi hết tuổi lao động, về già. Vậy, điều kiện kinh tế cho việc ban hành và thực hiện loại hình BHXHTN cho người dân, chính là việc giải bài toán về tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong nền kinh tế nói chung và trong từng gia đình người lao động nói riêng, sao cho có hiệu quả và thiết thực. Người dân, chỉ khi nào mà điều kiện kinh tế khá giả thông qua việc thu nhập ổn định từ phát triển sản xuất ổn định, đảm bảo được mức sống của mình và gia đình mình từ trung bình và khá trở lên, có tích luỹ mới có thể có phần dư ra để tham gia đóng góp vào quỹ BHXHTN.

d. Nhân t v thu nhp

BHXHTN là một bộ phận cấu thành của chính sách xã hội, là nhân tố góp phần ổn định, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, độ bao phủ của BHXHTN đối với người dân muốn tăng lên chủ yếu là phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống nhân dân để từ đó phát sinh (kích thích) nhu cầu, bởi vì người dân muốn tham gia BHXH tự nguyện thì phải có thu nhập bằng tiền. Mức thu nhập đó phải đảm bảo mức sống tối thiểu và có một phần tiết kiệm. Khoản tiết kiệm đó, người dân mới có khả năng tham gia BHXHTN. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư do Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thì một hộ gia đình có thu nhập lên tới 1,13 triệu đồng/tháng/lao động, bình quân thu nhập ở nông thôn là 369.810đồng/tháng/lao động. Do thu nhập tăng, đời sống người dân từng bước được cải thiện, số hộ nghèo có xu hướng giảm dần, tỷ lệ hộ khá giả và giàu tăng lên. Đây là điều kiện kinh tế vững chắc để người dân tham gia BHXH tự nguyện. [18]

Theo kinh nghiệm của Quốc tế một Quốc gia muốn phát triển BHXH tự nguyện thì GDP bình quân đầu người tương đối cao, khoảng 1.000USD/người/năm trở lên, thì khả năng mở rộng BHXHTN tỷ lệ thuận với mức tăng GDP đầu người. Khi mức GDP bình quân đầu người dưới 450USD (chưa vượt qua chuẩn nghèo thế giới) thì đối tượng tham gia sẽ không tăng, do

đó việc mở rộng đối tượng không thể làm tràn lan cho tất cả mọi người lao động được mà chỉ tập trung ở những người có mức thu nhập khá trở lên. Như vậy những người có mức thu nhập thấp, không ổn định muốn tham gia BHXH tự nguyện thì nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ một phần mức đóng để tạo điều kiện cho người dân tham gia BHXHTN.

e. Th chế t chc b máy và cán b

Vì theo Luật Bảo hiểm xã hội, nội dung BHXH tự nguyện cho người dân chỉ triển khai hai chế độ đó là hưu trí và tử tuất, đồng thời hai chế độ này có rất nhiều điểm chung với chế độ hưu trí và tử tuất đối với loại hình BHXH bắt buộc. Như vậy về mặt kỹ thuật tính toán cũng như tổ chức thực hiện thu – chi có sự tương đồng rất cao giữa hai hệ thống bắt buộc và tự nguyện.Thêm nữa, hiện nay ngành Bảo hiểm xã hội có một hệ thống tổ chức quản lý 3 cấp khá hoàn chỉnh. Vì vậy việc Chính phủ quyết định giao cho cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện cho người dân là phù hợp, đã góp phần giảm chi phí trong quá trình tổ chức thực hiện, cũng như tận dụng năng lực và kinh nghiệm của lực lượng cán bộ làm công tác thu BHXH bắt buộc hiện có. Tuy nhiên, đối với tổ chức BHXH tự nguyện là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp vì đối tượng đa dạng, hình thức tham gia đơn lẽ, phạm vi rộng... Công tác thu BHXH tự nguyện của người dân là thu trực tiếp bằng tiền mặt của người tham gia tại các xã cho nên khối lượng công việc tăng, nên chính phủ cần có kế hoạch tăng cường bổ sung chức năng, nhiệm vụ và bổ sung cán bộ cho cơ quan BHXH, ngành BHXH các cấp cần tuyển dụng cán bộ có phẩm chất, trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu đề ra và nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện đối với người dân. [26]

KT LUN CHƯƠNG 1

Tóm lại, việc phát triển dịch vụ BHXH cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là một vấn đề lớn cần được quan tâm trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH. Để phát triển tốt dịch vụ này cần phải nắm bắt một số vấn đề về cơ sở lý luận trong việc phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân. Việc phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân trên địa bàn thành phố phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng như: điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tổ chức và đội ngũ cán bộ của BHXH, đặc điểm của từng đối tượng người dân ...Phải đề cao công tác tuyên truyền cho mọi người nắm bắt được bản chất, nguyên tắc, phương thức và chếđộ BHXHTN cho người dân. Trên cơ sở đó thực hiện các nội dung phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân, mở rộng về quy mô, gia tăng về số lượng người dân tham gia BHXHTN và tăng khả năng các dịch vụ cho người dân tham gia BHXHTN trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

CHƯƠNG 2

THC TRNG PHÁT TRIN DCH V

BO HIM XÃ HI T NGUYN CHO NGƯỜI DÂN

THÀNH PH BUÔN MA THUT

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột

* Điu kin t nhiên.

Tây Nguyên là một vùng đất giàu tiềm năng, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Với vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, đất đai màu mỡ có tiềm năng để phát triển kinh tế, có nhiều dân tộc sinh sống, có điều kiện thông thương với các nước láng giềng, thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh ĐắkLắk nói chung chiếm một vị trí đặc biệt và quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước.

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trên Cao Nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy trường sơn, có địa hình dốc thỏai từ 0,5 – 10%, cao độ trung bình 500 mét so với mặt biển. Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk mà còn là thành phố trung tâm cấp vùng tây nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng của vùng và cả nước.

Diện tích tự nhiên của Thành phố Buôn Ma Thuột là 377,18 km2, chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên của tỉnh ĐắkLắk. Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông rất thuận lợi, có các Quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với TP. HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, với Campuchia. Hệ thống đường quốc lộ, liên tỉnh và hệ

thống đường giao thông nội tỉnh được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh ĐắkLắk. Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủđô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phốĐà Nẵng, từ năm 2010 có thêm đường bay thẳng đi thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Như vậy, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không nêu trên rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hoá với các vùng miền trong cả nước. Trong quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước và đô thị hoá, thành phố Buôn Ma Thuột đã phát triển từ một thị xã trở thành thành phố loại III vào năm 1995, đô thị loại II năm 2005 và được Thủ tướng Chỉnh phủ công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh năm 2010.

Thành phố Buôn Ma Thuột được xác định không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của tỉnh ĐắkLắk mà còn là trung tâm vùng Tây Nguyên. Trong hiện tại và tương lai, Buôn Ma Thuột là Thành phố có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng và có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.

Thành phố Buôn Ma Thuột là đầu mối giao thông trong vùng tạo điều kiện phát triển thương mại và dịch vụ giữa các tỉnh Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế. Với vị trí địa lý kinh tế - xã hội và quốc phòng quan trọng, thành phố Buôn Ma Thuột xứng đáng định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Thời tiết khí hậu vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô ( tháng 10 đến tháng 4 năm sau).

* Tình hình phát trin kinh tế - xã hi

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố khá. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp, xây dựng chiếm 43,57% - dịch vụ chiếm 49,41% - nông, lâm nghiệp chiếm 7,02%. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 5.688 tỷđồng, bằng 93,77% kế hoạch và tăng 6,04% so với năm 2012; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 2.948 tỷđồng, đạt

94,73% kế hoạch và tăng 1,5% so với năm 2012. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 40.480 tấn.; Tổng giá trị đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 6.086 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012; Thu nhập bình quân đầu người đạt 43,2 triệu đồng, tăng 9,37% so với năm 2012. Tổng thu ngân sách nhà nước được hơn 1.086 tỷđồng, đạt 92,3 kế hoạch tỉnh giao. Cũng trong năm qua thành phố còn phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh củng cố hệ thống kinh doanh thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tăng cường các hình thức xúc tiến thương mại, từng bước đưa thành phố trở thành một trong những trung tâm thương mại cấp vùng.

Bng 2.1: Giá tr sn xut Tp. Buôn Ma Thut theo giá so sánh năm 2010

ĐVT: Triệu đồng

Phân theo khu vực kinh tế

Năm Tổng số NLTS CN-XD DV 2009 12.940.222 2.247.247 6.142.701 4.550.274 2010 14.256.833 2.032.059 6.963.294 5.261.480 2011 16.260.172 2.250.718 7.906.137 6.103.317 2012 17.619.122 2.457.497 8.555.848 6.605.777 2013 18.381.326 2.948.507 8.726.043 6.706.776 Chỉ số tăng (Năm trước = 100) - %

Phân theo khu vực kinh tế

Năm Tổng số NLTS CN-XD DV 2009 106,85 102,81 102,90 115,07 2010 110,17 90,42 113,36 115,63 2011 114,05 110,77 115,39 116,00 2012 108,36 109,19 112,67 108,23 2013 104,33 119,98 101,99 101,53

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá, đến nay đã có 1 xã đạt 14/19 tiêu chí; 3 xã đạt 11 tiêu chí; 1 xã đạt 10 tiêu chí; 2 xã 7 tiêu chí. Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, trong năm đã xây dựng được 137 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho đối tượng chinh sách, với tổng kinh phí trên 5,4 tỷ đồng. Theo kết quả rà soát, năm 2011 TP. Buôn Ma Thuột có 3.671 hộ nghèo, chiếm 5% tổng số dân; 4.231 hộ cận nghèo, chiếm 5,8%. Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu giảm nghèo, số hộ nghèo trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã giảm từ 3.671 hộ (chiếm tỷ lệ 5%) năm 2011 xuống còn 1.539 hộ (chiếm 2,01%) năm 2013; số hộ cận nghèo cũng giảm từ 4.231 hộ (chiếm 5,8%), xuống còn 2.436 hộ (chiếm 3,18%). Kết quả trên có được là nhờ UBND thành phố đã triển khai đồng bộ các chương trình an

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)