Tình hình mở rộng các loại hình dịch vụ BHXHTN cho người dân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 58 - 60)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Tình hình mở rộng các loại hình dịch vụ BHXHTN cho người dân

(ngoại trừ yếu tố có sự trợ giúp của bên ngoài như chồng, con có việc làm thu nhập cao ở khu vực khác hỗ trợ hoặc được nhà nước hỗ trợ).

- Thực tế vừa qua về sự tham gia BHXHTN của người dân ở thành phố có thể rút ra được kinh nghiệm và những bài học quý, để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống, bổ sung và sửa đổi chính sách, đặc biệt là tăng cường các giải pháp về phát triển BHXHTN trong người dân. Trong đó, đặc biệt là phải đặt chính sách BHXHTN cho người dân trong tổng thể hệ thống chính sách BHXH chung của nhà nước, linh hoạt và có thể hỗ trợ lẫn nhau; phải có chiến lược và lộ trình để mở rộng độ bao phủđối tượng tham gia, thông qua đa dạng hóa các loại hình BHXH (BHXH bắt buộc, BHXHTN, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT) và khuyến khích phát triển bảo hiểm tự nguyện đối với người dân, nhất là nhóm người nghèo, yếu thế muốn tham gia BHXHTN phải có sự hỗ trợ của cộng đồng của nhà nước và của tỉnh.

2.2.2. Tình hình mở rộng các loại hình dịch vụ BHXHTN cho người dân dân

Một lý do khiến người dân tại thành phố Buôn Ma Thuột chưa mặn mà với BHXHTN là thời gian đóng kéo dài. Theo quy định, người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ phải đóng BHXH đủ 20 năm, trường hợp đóng thiếu không quá 05 năm thì được đóng tiếp cho đủ 20 năm. Việc quy định thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm để được nhận lương hưu nhằm đảm bảo giá trị tồn tích của quỹ để tránh việc mất cân đối về tài chính giữa giá trị hiện tại của các khoản đóng phí mà mức trợ cấp mà người này được hưởng. Người tham gia BHXHTN chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm khi đã thực hiện việc đóng các khoản phí đầy đủ và phải đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Trong khi đó ở chế độ BHXH bắt buộc thì quy định về vấn đề đó

tỏ ra mềm dẻo hơn nhiều, có sự hỗ trợ đóng của Nhà nước và chủ doanh nghiệp, lại được hưởng 5 chế độ (ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất), trong khi người dân tham gia BHXHTN thì toàn bộ mức đóng do chính người lao động tự bỏ ra đi liền với đó là mức hưởng chỉ có 2 chế độ (Hưu trí; Tử tuất). Mặc khác, loại hình BHXHTN không có quy định về giảm độ tuổi hưởng chếđộ hưu trí cho lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) trong khi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc lại được hưởng chế độ này. Quy định này có thể làm hạn chế khả năng tham gia của nhiều lao động, đặc biệt là lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Việc quy định thời gian tham gia BHXH tối thiểu 20 năm, hoặc thiếu không quá 5 năm so với quy định đã làm giảm một số lượng lớn những lao động nam trên 45 tuổi và lao động nữ trên 41 tuổi tham gia BHXH. Trong nền kinh tế thị trường, việc người lao động phải di chuyển tìm kiếm việc làm khi thì thuộc thành phần kinh tế này, lúc thì chuyển sang thành phần kinh tế khác, khi thì có hợp đồng lao động, lúc thì phải tự hành nghề để kiếm sống là điều khó tránh khỏi đối với một bộ phận lớn lao động xã hội. Nhiều người tham gia cả hai hình thức BHXH bắt buộc và tự nguyện trong nhiều giai đoạn nhưng cuối đời vẫn không đáp ứng đủ ít nhất 15 năm tham gia BHXH (dù chỉ thiếu một vài tháng) để được hưởng lương hưu hàng tháng đó thực sự là một điểm hạn chế cần được

xem xét.

Nhìn chung số người tham gia BHXHTN thành phố Buôn Ma Thuột còn quá khiêm tốn so với số người tham gia BHXHBB. Năm 2013 toàn thành phố mới có 140 người tham gia BHXHTN trong khi đó số người tham gia BHXHBB là 13.645 người. Số người tham gia BHXHTN chỉ chiếm hơn 1% trong tổng số người tham gia BHXH năm 2013. Chính sách BHXHTN đã mở ra một cơ hội

mới cho số đông người lao động và rất phù hợp với cơ chế thị trường, giúp người lao động có thể tham gia rất thuận tiện, linh hoạt, bảo đảm cuộc sống của họ khi về già. Theo con số thống kê của BHXH Việt Nam thì hiện nay cả nước mới có trên 9,5 triệu người lao động tham gia BHXH bắt buộc, chiếm khoảng 20% số người trong độ tuổi lao động, trong đó có khoảng 726.000 người dân tham gia BHXHTN (Bao gồm cả 14.765 người dân ở Nghệ An đang tham gia BHXHTN chuyển qua theo luật BHXH). Điều đó có nghĩa là còn khoảng trên 97% người dân chưa được tham gia BHXHTN và sẽ không có lương hưu khi hết tuổi lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)