CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC THI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 101)

8. Kết cấu của luận văn

3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC THI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

BHXH TỰ NGUYỆN CHO NGƯỜI DÂN 3.3.1. Nhóm điều kiện về pháp lý

Đây là điều kiện liên quan trực tiếp đến việc ban hành, thực hiện các chế độ chính sách và sự quản lý của nhà nước đối với các loại hình BHXH. Vì vậy, các chế độ BHXH chẳng những cần được thể chế hoá thành luật BHXH mà còn cần được thể chế hoá trong các luật có liên quan với luật BHXH, Nghị định, Thông tư.. Nhằm tạo thành khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ để bảo vệ quyền lợi và điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc ban hành và thực hiện chính sách BHXHTN đối với người dân. Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh phải ban hành Nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo và có cơ chế chính sách hỗ trợ cho người dân tham gia BHXHTN bằng tỷ lệ nhất định, nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia BHXHTN. Có cơ chế chính sách cho người dân vay từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội để nộp tiền BHXHTN khi bị rủi ro do thiên tai bất khả kháng.

3.3.2. Nhóm điều kiện về kinh tế

Điều kiện kinh tế là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người lao động có thể tham gia BHXHTN được hay không. Vì vậy, điều kiện kinh tế cho việc ban hành và thực hiện loại hình BHXHTN chính là việc giải bài toán về tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong nền kinh tế nói chung và trong từng gia đình người lao động nói riêng, sao cho có hiệu quả và thiết thực.

người dân chỉ khi nào đảm bảo được mức sống của mình và gia đình mình từ trung bình và khá trở lên, có tích luỹ mới có thể có phần dư ra để tham gia đóng góp vào quỹ BHXHTN.

UBND thành phố cần có chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách việc làm cho người dân, hỗ trợ cho người dân vay vốn để đầu tư sản xuất nhằm tạo nguồn thu nhập, cải thiện đời sống và tham gia BHXHTN.

3.3.3. Nhóm điều kiện về tổ chức quản lý và cán bộ

Một trong những điều kiện có tính chất quyết định để ban hành chính sách và thực hiện sự nghiệp BHXHTN là vấn đề tổ chức và cán bộ. Điều kiện này thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:

- Bộ máy quản lý sự nghiệp BHXHTN của tỉnh phải thật tinh gọn, phương thức và quy trình thực hiện nghiệp vụ quản lý phải đơn giản, thuận lợi và tạo điều kiện cho người dân tham gia dễ dàng. Bộ máy này phải được nhà nước quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

- Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là linh hồn, là hạt nhân của tổ chức. Bộ máy mạnh hay yếu, phát huy hiệu quả cao hay thấp là tuỳ thuộc vào vấn đề cán bộ. Do đó đối với đội ngũ cán bộ thực hiện sự nghiệp BHXHTN phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt phải là người có đạo đức trong sáng, có tinh thần phục vụ tận tuỵđối với người dân, tất cả vì sự nghiệp BHXH của toàn dân. Chỉ có như vậy, sự nghiệp BHXHTN mới có thể thực hiện và phát triển được ở thành phố Buôn Ma Thuột một cách có hiệu quả. Hệ thống tổ chức BHXH tỉnh phải được xây, hình thành 3 cấp, cấp tỉnh, huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn. Mạng lưới làm công tác BHXHTN cho người dân phải mở rộng và bao phủ trên các địa bàn từ thôn, bản, làng, khối phố để thực hiện công tác tuyên truyền, đồng thời thực hiện công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXHTN

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác BHXHTN cho người dân phải có chuyên môn nắm vững được chủ trương, chính sách về BHXHTN, có tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao BHXHTN cho người dân là vấn đề hết sức mới, phức tạp đòi hỏi người làm công tác BHXHTN phải có tâm huyết, nhiệt tình và hết sức mềm dẽo trong việc triển khai thực hiện thì mới có thể đem lại kết quả, sự nghiệp BHXHTN cho người dân thành phố Buôn Ma Thuột mới thật sự thành công.

Để phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân trong điều kiện thực trạng của tỉnh còn hạn chế, cần đưa ra những giải pháp khả thi. Trước hết phải xem xét những căn cứ để xây dựng giải pháp, đề ra mục tiêu phát triển mạnh dịch vụ này. Về cơ chế chính sách cần phải có định hướng phát triển chính sách BHXHTN cho từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng khu vực kinh tế, ban hành khung pháp lý thuận lợi... Về tổ chức thực hiện cần tăng cường các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BHXHTN cho người dân, hoàn thiện hệ thống tổ chức và mở rộng mạng lưới làm công tác BHXHTN ở các cấp, nâng cao năng lực cho cán bộ ngành BHXH, đổi mới quy trình đăng ký đóng và tổ chức quản lý thu phí BHXHTN... Cần phải thực hiện các giải pháp một cách mạnh mẽ, đồng bộ từ các cấp thì dịch vụ BHXHTN cho người dân trên địa bàn tỉnh mới được phát triển một cách mạnh mẽ, tạo điều kiện cho người dân tham gia một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, chăm lo cuộc sống của họ lúc về già.

KT LUN VÀ KIN NGH

1. Kết luận

Người dân luôn là lực lượng cách mạng đông đảo nhất đã có những đóng góp to lớn về sức người, sức của trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc, ngày nay trong công cuộc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với những chủ trương chính sách thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện góp phần tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Đời sống tinh thần và vật chất của người dân ngày càng được cải thiện, đây là điều kiện quan trọng để người dân mong muốn được tích cóp một phần thu nhập của mình để tham gia BHXHTN, góp phần đảm bảo cuộc sống khi bị rủi ro, tuổi già. Hiện nay cả nước còn trên 30 triệu lao động chưa được tham gia BHXH. Riêng thành phố Buôn Ma Thuột có hơn 102.723 người trong độ tuổi lao động thuộc khu vực tự làm kinh tế chưa được tham gia BHXHTN. Luật BHXH về BHXHTN ra đời và thực hiện từ ngày 01/01/2008 đây là hành lang pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, đối với thành phố Buôn Ma Thuột sau 05 năm thực hiện cho đến nay mới có 140 người dân tham gia BHXHTN, chiếm tỷ lệ 0,04 % so với tổng dân số, 0,14 % so với số người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố là một tỷ lệ quả thấp. Để tăng tỷ lệ người tham gia nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, X,XI cũng như Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra, yêu cầu trong thời gian đến cần phải có những giải pháp tích cực, đồng bộ cả về cơ chế chính sách cũng như tổ chức thực hiện để người dân được tiếp cận, tích cực tham gia và được hưởng thụ chính sách BHXHTN theo quy định của Luật.

2. Kiến nghị

Nhu cầu tham gia BHXHTN khá cao nhưng khả năng tham gia hạn chế do phần lớn lao động khu vực này có thu nhập không ổn định, khả năng tiết kiệm không cao là một thách thức rất lớn. trong khi mức đóng khá cao (thấp nhất là 16% mức lương tối thiểu và tăng dần đến khi đạt 22% ). BHXHTN là lưới an toàn xã hội quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng hưởng. Tuy nhiên, người nghèo, nhóm xã hội yếu thế, người dân tộc khó khăn...là những đối tượng khó có thể tiếp cận được với BHXHTN. Muốn mở rộng độ bao phủ cho nhóm đối tượng này phải có chính sách hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng. Đây là một thách thức rất lớn đối với nước ta khi mà ngân sách nhà nước còn eo hẹp, khả năng xã hội hóa còn khó khăn.

Không nên quy định mức lương tối đa trong xác định đóng BHXHTN. Cơ sở lý luận và thực tế nào giới hạn mức lương trần của người tham gia BHXHTN là không quá 20 lần mức lương tối thiểu? Việc tham gia đóng theo mức lương cao, về mức đóng góp thực chất chỉ là bằng bội số số người tham gia, tuy nhiên, về mức độ rủi ro phải chi trả sẽ cao hơn, Xác suất tổng chi trả lương hưu lớn hơn tổng thu được từ đóng góp với một người là 50%, với nhiều người thì xác suất này giảm đi. Tuy nhiên, chẳng lẽ vì lý do này mà hạn chế sự tham gia của những cá nhân muốn đóng góp mức cao hơn để được hưởng trợ cấp hưu trí cao hơn? Trên thực tế, nhiều cá nhân tham gia BHXH bắt buộc có mức lương trung bình tính BHXH cao hơn nhiều lần so với mức 20 lần lương cơ bản. Xét về mặt tài chính, việc có nguồn lực tài chính lớn sẽ đem lại khả năng sinh lời qua đầu tư lớn hơn. Vì những lập luận này, có thể thấy rằng quy định mức lương tính BHXH tối đa gấp 20 lần lương cơ bản là không phù hợp nên nhà nước cần điều chỉnh để tạo thận lợi cho người dân có điều kiện kinh tế khá tham gia.

Đề tài, Phát triển dịch vụ Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian đến là kết quả của quá trình nghiên cứu của

bản thân qua 5 năm triển khai thực hiện trong thực tiễn tại thành phố Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì BHXHTN cho người dân là lĩnh vực rất mới, cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai chưa được đúc kết kinh nghiệm, nhiều nội dung, quy trình hướng dẫn thực hiện đề xuất của giải pháp còn hạn chế. Hiểu biết của bản thân tôi cũng còn rất hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.

TÀI LIU THAM KHO

[1] ThS. Mai Ngọc Anh (2009), An sinh xã hội đối với người dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

[2] Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Công văn số 1564/BHXHBB về việc hướng dẫn thực hiện thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ BHXH ñối với người tham gia BHXHTN.

[3] Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắc Lắc (2012), Báo cáo tổng kết BHXH tỉnh Đắc Lắc từ năm 2009 -2012.

[4] TS. Nguyễn Huy Ban (2003), “Chiến lược phát triển BHXH phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH đến năm 2020”, Thông tin khoa học Bảo hiểm xã hội, (số 1), 1-4.

[5] Chính phủ (2007), Nghị định 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của luật BHXH về BHXHTN.

[6] Cục thống kê tỉnh Đắc Lắc (2012), Niên giám thống kê tỉnh Đắc Lắc năm 2012, Đắc Lắc.

[7] Cục thống kê tỉnh Đắc Lắc (2012), Niên giám thống kê thành phố Buôn Ma Thuột năm 2012, Đắc Lắc.

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, người dân, nông thôn.

[10] Đinh Văn Đào (2010), Quảng Nam – phát triển kinh tế xã hội giai ñoạn 2001-2010, Cục trưởng cục thống kê Quảng Nam.

[11] PGS.TS Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình bảo hiểm, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[12] Điều Bá Được (2010), “Thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện”, Thông tin

khoa học Bảo hiểm xã hội, (số 10), 24-29.

[13] Lê Thị Thanh Huyền (2008), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.

[14] Đào Trọng Hiếu (2011), “Giải pháp để thực hiện tốt Bảo hiểm xã hội tự nguyện”, Thông tin khoa học Bảo hiểm xã hội, (số 1), 4-8.

[15] TS. Bùi Văn Hồng (2002), Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tự tạo việc làm.

[16] TS. Bùi Văn Hồng (2003), “Những nguyên tắc đầu tư tăng trưởng quĩ

BHXH”, Tạp chí BHXH, (số 4), 17-20.

[17] Vũ Xuân Hùng (2010), Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo trong hoạt

động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phó vụ trưởng vụ III chính sách-pháp chế, Tổng cục dạy nghề.

[18] Nguyễn Văn Khánh (2010), Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

[19] Nguyễn Đăng Lâm (2003), “Chính sách BHXH đối với sự phát triển KT-

XH”, Tạp chí BHXH, (số 2), 8-10.

[20] PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm (1997), Giáo trình Marketing căn bản,

Nhà xuất bản giáo dục.

[21] PGS.TS Ngô Văn Minh (2008), Các giải pháp đảm bảo An sinh xã hội ở Đồng Nai, Viện quản lý kinh tế, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

[22] Th.S Kiều Văn Minh (2004), Giải pháp mở rộng đối tượng lao động tham gia BHXH khu vực kinh tế tư nhân theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

[23] Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

[24] Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp người dân nông thôn Việt Nam- hôm nay và mai sau, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[25] PGS.TS. Võ Xuân Tiến (2010), Giáo trình chính sách công, Khoa thương mại du lịch, Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

[26] Nguyễn Kim Thái (2001), “Xây dựng mô hình tổ chức BHXH cấp xã phường thị trấn thuộc hệ thống BHXH Việt Nam”, Tạp chí khoa học,

(số 2), 11-12.

[27] TS. Phạm Đình Thành (2003), “Về loại hình Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”,

Tạp chí thông tin khoa học BHXH, (số 1), 3-5.

[28] TS. Hoàng Kiến Thiết (2009), Cơ sở lý luận cho việc định hướng thực hiện BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới, BHXH Việt Nam. [29] Th.S Trần Quốc Toàn (2000), Các giải pháp thực hiện BHXH tự nguyện

đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ công nghiệp,

BHXH Việt Nam.

[30]. TS. Phạm Đỗ Nhật Tân, TS. Nguyễn Thị Kim Phụng. Giáo trình BHXH I NXB Lao động - Xã hội Hà Nội, 2008.

[31]. TS Dương Xuân Triệu, CN. Nguyễn Văn Gia. Giáo trình quản trị BHXH. NXB Lao động - Xã hội. Hà Nội, 2009

[32]. Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[33]. Nghị định 135/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/08/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

[34]. Nghị định 86/2010/ NĐ-CP ngày 13/8/2010 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

[35]. Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quy định Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Trang Web: [36] Website: w w w. c a n l i i . o r g / c a / s t a / b -1.01/sec425.html [37] Website: http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_d%C3%A2n [38] Website: http://en.wikipedia.org/wiki/Farmer.

PHỤ LỤC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Thông tin về tình hình tham gia BHXH tự nguyện)

Họ và tên chủ hộ:...Nam  Nữ  Quê quán:...

Trú quan:...

Tổng số khẩu:...trong đó, trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên)...

Xin Anh (Chị), vui lòng cho biết các thông tin dưới đây, bằng cách đánh dấu (X) vào những ô mà các Anh, Chị lựa chọn.

1. Nghề nghiệp của anh (chị) hiện tại: Nông  Công nhân  Khác 

2. Anh (chị) đã tham gia các loại Bảo hiểm nào sau đây: BHXH  BH thương mại 

3. Nếu anh (chị) đã tham gia BHXH thì loại hình BHXH nào? BHXH bắt buộc  BHXH tự nguyện 

4. Anh (chị) có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện: Có  không  5. Lý do mà Anh (chị) chưa tham gia BHXH tự nguyện (Chỉ đánh dấu 01 trong 04 ô:

[a] Do thiếu thông tin không biết:  [b] Do thu nhập thấp không ổn định:  [c] Do mức đóng cao : 

6. Khi có nhu cầu tham gia thì các chế độ Anh(chị) mong muốn tham gia các chếđộ nào dưới đây(có thể chọn 01 hoặc cả 07 chếđộđểđánh dấu nếu có

[a] Chế độ hưu trí:  [b] Chế độ tử tuất:  [c] Chế độ TNLĐ, BNN:  [d] Chế độốm đau:  [e] Chế độ thai sản:  [f] Chếđộ BHYT:  [g] Tấc cả các chếđộ trên:  ...,Ngày ……tháng …..năm 2014 ĐIỀU TRA VIÊN CHỦ HỘ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 101)