8. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện
nguyện
a. Số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Doanh thu bảo hiêm xã hội tự nguyện là tổng số tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội thu được trong một năm từ nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Doanh thu nguồn quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng số tiền thu được trong một năm của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nguồn thu bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ yếu do người dân tự tham gia theo tỷ lệ 20% mức lương tự chọn.
Tỷ lệ nợ BHXH: Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội tự nguyện là số tiền mà người dân tham gia BHXHTN còn nợ cơ quan bảo hiểm xã hội so với tổng số phải thu trong một tháng, quí hoặc năm.
b. Số chi trả các chế độ BHXHTN
Tổng chi là số tiền mà đối tượng tham gia được nhận lại từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện khi không may gặp rủi ro làm mất khả năng thu nhập hoặc giảm khả năng lao động như người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất ... Các dịch vụ mà người lao động được hưởng khi tham gia BHXHTN cụ thể như sau:
+ Trợ cấp hưu trí: người tham gia BHXHTN đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu đủ một trong các điều kiện sau: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm đóng BHXH trở lên; nam từ 55 tuổi trở lên và nữ từ đủ 50 tuổi trở lên đối với người tham gia BHXHTN mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc; người tham gia BHXHTN mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Mức bình quân thu nhập tháng được tính bằng thương số của tổng các mức thu nhập đóng BHXH với tổng số tháng đóng BHXH. Mức này được lấy làm cơ sở để tính mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu; mức hưởng BHXH một lần; tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXHTN trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc.
Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với quy định (kể cả người đã có đủ 15 năm tham gia BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXHTN) thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. Mức lương hưu thấp nhất là 45%
mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH, sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức hưởng tối đa là 75%.
+ Trợ cấp tử tuất: người lao động đã có ít nhất 5 năm đóng BHXHTN hoặc đang hưởng lương hưu khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Người lao động đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần đối với thân nhân người lao động đóng BHXH (hoặc đang bảo lưu thời gian) tính theo số năm đã đóng BHXH: cứ 1 năm đóng bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Còn đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu. Nếu chết trong 2 tháng đầu khi nghỉ hưu thì được tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Còn chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Người tham gia BHXHTN được cấp sổ BHXH, hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu và được phép ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH.
c. Diện bao phủ
Trong nỗ lực của Chính Phủ đã chỉ đạo để hướng tới bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân, diện bao phủ đối với các nhóm tham gia đã đạt được những kết quả bước đầu, mức độ bao phủ còn khá khiêm tốn. Vì vậy, mục tiêu chính của hệ thống bảo hiểm xã hội là năng động mở rộng phạm vi, diện bao phủ và cung cấp dịch vụđồng bộ hơn, hoạt động hiệu quả hơn, giảm được chi phí quản lý và áp dụng một cơ chế quản lý hành chính chung cho các loại hình dịch vụ, đơn giản hoá thủ tục.
Tóm lại, diện bao phủ bảo hiểm xã hội là mức độ tham gia và hưởng lợi các dịch vụ bảo hiểm xã hội của người dân so với qui mô dân số trên một vùng lãnh thổ nhất định.