6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Hòa Vang có sự tăng trƣởng ổn định. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng biểu sau:
ảng 2.2: iá trị sản uất các ngành kinh tế c a huyện Hòa Vang giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: T đồng; theo giá cố định 1994)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển ( ) 2012/2011 2013/2012 Tổng giá trị sản xuất 830,4 943 1000,8 113,56 106,13 CN - XD 342,2 398,8 458,1 116,54 114,87 NN - TS 295,3 311,7 270 105,55 86,62 TM - DV 192,9 232,5 272,7 120,53 117,29
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang
Hình 2.1: iểu đồ DP theo giá thực tế huyện Hòa Vang phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011 – 2013
Qua bảng 2.2 ta thấy, giá trị sản xuất của công nghiệp năm 2013 đạt 458,1 tỷ đồng gấp 1,34 lần so với năm 2011; ngành thƣơng mại - dịch vụ năm 2013 đạt 272,7 tỷ đồng tăng 1,4 lần so với năm 2011; ngành nông nghiệp
giảm chỉ b ng 0,9 lần so với năm 2011. Giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ đạt đƣợc trong năm 2013 đều tăng so với năm trƣớc, cụ thể ngành công nghiệp tăng 15% và dịch vụ tăng 17,3%, riêng ngành nông nghiệp giảm 13,8% nguyên nhân chủ yếu do diện tích trồng trọt bị thu hẹp. Sự tăng lên về giá trị sản xuất góp phần làm cho kinh tế huyện Hòa Vang phát triển nhanh chóng, nâng cao đời sống vật chất c ng nhƣ tinh thần của ngƣời dân, thể hiện huyện là một điểm đến hấp dẫn thu hút ngƣời dân muốn có cơ hội để phát triển, điều đó tạo điều kiện cho việc lựa chọn nhân lực có chất lƣợng nh m đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức quản lý.
- Về dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện có sự dịch chuyển hợp lý theo xu hƣớng tăng tỷ trọng của công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp và dần dần đƣa nông nghiệp vào ổn định. Năm 2011, công nghiệp chiếm tỷ trọng 41,21%, dịch vụ 23,23% và nông nghiệp, thủy sản là 35,56%, đến năm 2013 các tỷ lệ tƣơng ứng với các ngành trên là 45,77%, 27,25% và 26,98%. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch tích cực, song chƣa tạo ra sự tăng tốc và cạnh tranh cao. Cụ thể nhƣ bảng số liệu sau:
ảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản uất các ngành kinh tế c a huyện Hòa Vang giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Cơ cấugiá trị sản xuất ( ) 100 100 100
CN - XD 41,21 42,29 45,77
NN - TS 35,56 33,05 26,98
TM - DV 23,23 24,66 27,25
Hình 2.2: iểu đồ cơ cấu giá trị sản uất các ngành kinh tế c a huyện Hòa Vang giai đoạn 2011 -2013
Kinh tế của huyện Hòa Vang đang trên đà tăng trƣởng và tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó thì cơ cấu kinh tế vẫn dịch chuyển theo đúng xu hƣớng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế huyện vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng sẵn có, từ đó đặt ra yêu cầu cần có nguồn nhân lực hành chính tƣơng xứng để phát triển.
b. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống đường bộ: Hệ thống đƣờng giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tƣơng đối thuận tiện. Quốc lộ 1A là đƣờng giao thông huyết mạch Bắc - Nam chạy từ Cầu Đỏ qua các xã Hoà Châu và Hòa Phƣớc; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hòa Khƣơng, Hòa Phong, Hòa Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đƣờng tránh Nam Hải Vân đi qua các xã Hoà liên, Hòa sơn, Hòa nhơn; các tuyến đƣờng ĐT 601, 602, 604, 605 do thành phố quản lý và hệ thống các tuyến đƣờng giao thông liên huyện và liên xã. Điều kiện giao thông thuận lợi là một điều kiện quan trọng để Hòa Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn c ng nhƣ lâu dài.
- Hệ thống đường thủy:
Các tuyến giao thông đƣờng thủy quan trọng là tuyến sông Hàn và Cầu Đỏ. Hệ thống đƣờng thủy đƣợc xây dựng phát triển theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, huyện đầu tƣ xây dựng bến bãi, phƣơng thức quản lý và hƣớng dẫn an toàn giao thông vận tải đƣờng thủy; nhân dân đầu tƣ phƣơng tiện vận tải và nhân lực.
- Hệ thống thông tin và truyền thông: Các doanh nghiệp viễn thông đã tập trung đầu tƣ xây dựng các trạm lắp đặt tổng đài, truyền dẫn, phát triển dịch vụ cung cấp nhu cầu thông tin trên địa bàn huyện Hòa Vang đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Toàn huyện Hòa Vang có 11 điểm bƣu điện văn hóa xã đáp ứng thoả mãn nhu cầu về bƣu chính viễn thông trong và ngoài nƣớc. Nâng cao chất lƣợng phục vụ, thực hiện “3T” trong bƣu chính: Tốc độ, tiêu chuẩn, tin học.
100% các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các doanh nghiệp s dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Phát triển internet đảm bảo 20% ngƣời dân đƣợc tiếp cận internet năm 2010, 50% vào năm 2015 và đạt khoảng 80% vào năm 2020.
- Hệ thống điện: huyện đang s dụng điện lƣới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất 100% xã có điện lƣới quốc gia. Dự báo tiêu thụ điện năng tăng từ 2473 kwh/ng năm 2010 lên 4138 kwh/ng vào năm 2015 kwh/ng và 6961 kwh/ng năm 2020.
Xây dựng mới 96 trạm với tổng công suất đạt 66,545 KVA Xây dựng mới: 6,21 km đƣờng dây 35 KV.
Xây dựng mới 61, 99 km đƣờng dây 22 KV.
Cải tạo đƣờng dây 15 KV lên 22 KV với tổng chiều dài: 131,849 km.
- Thủy lợi: Hệ thống sông ngòi của Hòa Vang bao gồm các sông chính là sông Cu Đê, sông Yên, sông Túy Loan, sông Vĩnh Điện; một số sông nhỏ là sông Tây Tịnh, Quá Giáng,… và hệ thống nhiều ao hồ tự nhiên. Nhìn chung
chất lƣợng nƣớc các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phƣơng, trừ sông Cẩm Lệ và sông Cu Đê bị nhiễm mặn thủy triều vào thời gian mùa khô từ tháng 5 đến tháng 6.
- Cấp thoát nước: Quy hoạch phát triển mạng lƣới hệ thống cung cấp nƣớc sạch trên địa bàn huyện, ƣu tiên tập trung đầu tƣ ở những địa phƣơng có nguồn nƣớc bị ô nhiễm nặng đặc biệt là ở các Khu dân cƣ tập trung gần Khu công nghiệp, nghĩa trang. Ƣu tiên phát triển cấp nƣớc sinh hoạt theo hình thức cấp nƣớc tập trung cho các địa phƣơng thƣờng xuyên bị ngập lụt, nguồn nƣớc dƣới đất bị nhiễm phèn, mặn tại các xã: Hòa Liên, Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khƣơng và Hòa Phƣớc.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân về vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Thực hiện bảo vệ tốt nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên nƣớc trên địa bàn. Thực hiện triệt để thu gom rác thải, đặc biệt rác thải ở các tuyến đƣờng Nam Cẩm Lệ, ĐT 605, đƣờng 409, QL14B và các điểm chợ lớn của huyện. Quản lý khai thác tốt lâm, khoáng sản, nhất là vàng sa khoáng ở Khe Đƣơng - Hoà Bắc. Năm 2009 tỷ lệ hộ dùng nƣớc sạch ở thành thị đạt 90%, ở nông thôn đạt 75% và năm 2012 ở thành thị đạt 94% và nông thôn đạt 80%.
c. Dân số, lao động, việc làm
Theo số liệu bảng 2.4, dân số của huyện Hòa Vang là 124.844 ngƣời, mật độ dân số: 170 ngƣời/km2.
ảng 2.4: Dân số và lao động c a huyện Hòa Vang giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu Dân số Trung bình
người) Mật độ dân số người/km2) Nguồn lao động người) 2011 120.806 165 80.706 2012 122.945 167 82.984 2013 124.844 170 86.132
ảng 2.5: Một số chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm huyện Hòa Vang giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Dân số người) 120.806 122.945 124.844 Lực lƣợng lao động người) 65.356 67.042 69.384 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 1,7 1,5 1,3 Tỷ lệ thiếu việc làm (%) 1,0 1,1 1,4
Nguồn: Tính toán của tác giả qua Niên giám thống kê huyện Hòa Vang
Dân số huyện Hòa Vang năm 2013 là 124.844 ngƣời, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,11%. Lực lƣợng lao động của huyện Hòa Vang năm 2013 là 69.384 ngƣời chiếm 55,58% so với dân số của huyện. Nhƣ vậy phần lớn dân số huyện Hòa Vang là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động và có tỷ lệ dân số phụ thuộc thấp (chủ yếu là lực lƣợng lao động hiện đang đi học, làm nội trợ và không muốn làm việc) thể hiện trong bảng 2.5.
Tỷ lệ ngƣời có việc làm năm 2013 là 98,69%, tỷ lệ thất nghiệp 1,3%. Tỷ lệ thất nghiệp của huyện Hòa Vang giảm dần qua các năm, giảm từ 1,7% năm 2011 xuống còn 1,5% năm 2013.
d. Văn hóa, giáo d c, y tế
- Giáo dục - Đào tạo
Trên địa bàn huyện Hòa Vang có các trƣờng THPT Phạm Phú Thứ ở Hòa Sơn, Ông Ích Khiêm ở Hòa Phong, Phan Thành Tài ở Hòa Châu, một Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và hƣớng nghiệp tại Hòa Phong. M i xã đều có một trƣờng trung học cơ sở và có ít nhất một trƣờng tiểu học.
Đến năm 2020 huy động 50% trẻ nhà trẻ; 98% trở lên trẻ mẫu giáo ra lớp. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học. Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục theo hƣớng thực chất,
chú trọng giáo dục đạo đức, lao động và nghề nghiệp cho học sinh các cấp. Chú ý đến quá trình nâng cao chất lƣợng giáo dục của miền núi và học sinh dân tộc.
Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Giai đoạn đến năm 2015 đầu tƣ hoàn chỉnh cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, phòng bộ môn) cho các trƣờng mầm non, THCS và nâng cấp các phòng học xuống cấp.
100% cán bộ quản lý tốt nghiệp đại học sƣ phạm, trong đó có 15 ngƣời có trình độ thạc sỹ, 100% đƣợc đào tạo c nhân quản lý giáo dục và trung cấp chính trị.
70% giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng và đại học; 70% giáo viên tiểu học trở lên có trình độ đại học, 80% giáo viên THCS có trình độ đại học. Chọn và đào tạo từ 10 đến 15 thạc sỹ là nhà giáo các cấp.
- Y tế
+ Tuổi thọ trung bình của ngƣời dân là 76 tuổi.
+ Tỷ suất chết mẹ giảm xuống còn 35/100.000 trẻ đẻ ra sống. + Tỷ suất chết trẻ em dƣới 1 tuổi hạ xuống dƣới 16‰ trẻ đẻ sống. + Tỷ suất chết trẻ em dƣới 5 tuổi xuống dƣới 30‰.
+ Tỷ lệ sơ sinh cân nặng dƣới 2.500g giảm xuống còn dƣới 4%.
+ Tỷ lệ suy dinh dƣ ng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dƣới 5 tuổi giảm còn dƣới 8%.
+ Giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch và ngộ độc thực phẩm. Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đảm bảo tỷ lệ mắc mới bệnh sốt rét thấp hơn 100 bệnh nhân/100.000 dân.
chuẩn bệnh viện tuyến 1 hạng III theo quy định của Bộ Y tế. Phấn đấu đến năm 2010 số giƣờng bệnh/10.000 dân tại bệnh viện đạt 9,5 giƣờng và đến năm 2020 đạt 15 giƣờng. Đầu tƣ trang thiết bị y tế, theo quy định của Bộ Y tế, trong đó ƣu tiên phát triển kỹ thuật m i nhọn chuyên về các bệnh nội khoa và hƣớng đến chuyên khoa lão khoa.
Phấn đấu đến năm 2020 m i trạm y tế xã có 2 bác sỹ và cứ 1.500 dân có một nhân viên y tế xã, m i thôn có từ 1-2 nhân viên y tế thôn.
- Văn hóa, thông tin
Tăng cƣờng thực hiện cuộc vận động “giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc gắn với thi đua yêu nƣớc” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; duy trì kết quả Chƣơng trình “Thành phố 5 không”, thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng Nếp sống văn hoá - văn minh đô thị. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng huyện Hoà Vang thành huyện Văn hoá .
Đến năm 2015 phấn đấu đạt 95% gia đình, 85% thôn Văn hóa, 75% xã và 100% cơ quan đạt chuẩn văn hoá.
Tình hình xã hội ổn định, công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc đẩy mạnh; Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đƣợc thực hiện tốt, lao động việc làm thực hiện hiệu quả; Văn hóa, thể thao, thông tin - truyền thông phát triển… là điều kiện để thu hút nguồn nhân lực.