Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

a. Môi trường kinh tế vĩ mô

Sự biến động của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVNH đối DN nói riêng. Khi nền kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao, môi trƣờng kinh doanh ổn định thì doanh nghiệp càng có nhu cầu vay vốn càng nhiều để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Nhờ vậy hoạt động CVNH đối với DN của ngân hàng có cơ hội phát triển và mở rộng. Bên cạnh đó, sự ổn định về lãi suất cũng sẽ làm cho ngƣời dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, tạo điều kiện cho NHTM khơi tăng nguồn vốn để mở rộng hoạt động cho vay. Ngƣợc lại, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, cùng với chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN sẽ khiến các NHTM khó đƣa vốn vay đến DN, do đó sẽ gây ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của DN cũng nhƣ hoạt động ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Các nhân tố vĩ mô nhƣ: chính sách kinh tế, ƣu đãi vùng miền, luật pháp, cơ chế thuế, lãi suất, lạm phát, tỷ giá, hạn mức tăng trƣởng tín dụng trong năm, sự ổn định kinh tế vĩ mô và những ảnh hƣởng của tình hình kinh tế thế giới đều ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tín dụng của các NHTM.

Các chính sách của Nhà nƣớc có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế, và do đó, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động CVNH đối với DN nói riêng. Các chính sách ƣu đãi vùng, ngành kinh tế đều có ảnh hƣởng quan trọng đến việc ra quyết định phát triển hay thu hẹp khách hàng mục tiêu của các ngân hàng thƣơng mại.

Thực tế quá trình đổi mới kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển đã tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các loại hình DN, tạo tính cạnh tranh cùng phát triển qua đó tạo ra lƣợng khách hàng lớn, tiềm năng cho hoạt động của các NHTM.

b. Môi trường pháp lý

Chính sách tín dụng của NHTM chịu ảnh hƣởng và tuân thủ theo quy định của hệ thống pháp luật, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ là hành lang pháp lý vững chắc và thuận lợi để các NHTM mở rộng và triển khai hoạt động một cách có hiệu quả. Nếu hành lang pháp lý không đồng bộ, thiếu tính ổn định, còn nhiều khe hở thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế nói chung và cho hoạt động của các NHTM nói riêng. Luật pháp quy định chặt chẽ, rõ ràng sẽ là hành lang pháp lý vững chắc góp phần giúp các NHTM cạnh tranh lành mạnh, hoạt động tín dụng đƣợc pháp luật hỗ trợ và bảo vệ để giải quyết các tranh chấp, xử lý khiếu nại, khởi kiện… giúp cho môi trƣờng tín dụng đƣợc an toàn và lành mạnh.

Trong hoạt động ngân hàng, các quy định pháp luật về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp; về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín tụng…có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quan hệ vay vốn giữa các bên. Nếu những yếu tố này không đầy đủ, không đồng bộ hoặc thiếu nhất quán sẽ tạo ra môi trƣờng kinh doanh không ổn định, thậm chí là những kẽ hở cho bọn tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Với những rủi ro nhƣ vậy, chắc chắn các ngân hàng sẽ rất cẩn trọng trong cho vay, làm cho khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các chủ thể nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng trở nên khó khăn hơn.

c. Môi trường chính trị - xã hội

Sự ổn định về chính trị xã hội giúp các doanh nghiệp yên tâm đƣa ra quyết định đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ tăng nhu cầu về vốn vay, ngƣợc lại môi trƣờng chính trị xã hội bất ổn sẽ làm cho các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

Một xã hội công bằng, văn minh, trình độ dân trí cao, tin tƣởng lẫn nhau…tất cả đều ảnh hƣởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Với điều kiện an ninh không đảm bảo, an toàn xã hội kém sẽ tác động đến tâm lý không yên tâm của các nhà đầu tƣ dẫn đến việc đầu tƣ vốn cũng nhƣ vay vốn tín dụng cũng bị ảnh hƣởng. Ngƣợc lại, khi môi trƣờng ổn định, an toàn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và khi đó nhu cầu vay vốn sẽ tăng và tín dụng ngân hàng có cơ hội mở rộng và phát triển.

d. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp

Nhu cầu vay vốn của khách hàng phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, đối tƣợng tài trợ, chu kỳ sản xuất kinh doanh và điều kiện của ngƣời vay. Do vậy, với những khách hàng khác nhau thì nhu cầu vốn vay cũng sẽ khác nhau cả về quy mô và phƣơng thức cho vay.

e. Năng lực tài chính của DN

Đối với những DN có tình hình tài chính lành mạnh sẽ là cơ sở để ngân hàng xem xét và quyết định cho vay, ngƣợc lại những DN mà khả năng tài chính yếu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các NHTM. Khả năng tài chính đƣợc hiểu là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng để bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. Khả năng tài chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay.

f. Tình hình cạnh tranh trên thị trường cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Nhân tố cạnh tranh có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động CVNH đối với DN của NHTM. Cạnh tranh tạo nên những trở ngại trong việc gia tăng quy mô, làm thu hẹp thị phần, gia tăng chi phí huy động vốn và các chi phí tiếp thị, đồng thời làm giảm thu nhập do phải thực hiện chính sách giá cạnh tranh...Tuy nhiên, mặt tích cực của cạnh tranh là tạo nên động lực cho việc đổi mới hoạt động CVNH đối với DN, thúc đẩy gia tăng hiệu quả.

Ngân hàng nào thích ứng đƣợc với cạnh tranh sẽ có khả năng tồn tại và phát triển, ngƣợc lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)