6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý cho vay
- Kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay: Các bộ phận cho vay cần thiết lập kế hoạch kiểm tra theo quy định với đầy đủ những nội dung cơ bản nhƣ:
+ Sự phù hợp của việc khách hàng sử dụng vốn vay với mục đích cho vay của Chi nhánh.
+ Tình hình khách hàng thực hiện các cam kết theo hợp đồng tín dụng. + Tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay, cân đối tài sản với dƣ nợ vay, các dấu hiệu bất thƣờng liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng.
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay khách hàng chặt chẽ, theo dõi, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm soát dòng tiền phát sinh.
Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của DN vay vốn. Cán bộ tín dụng cần phải theo dõi tiến độ thực hiện của phƣơng án vay vốn. Ở nƣớc ta hiện nay, việc cung cấp các thông tin về kế toán tài chính từ phía DN còn rất hạn chế, không đầy đủ, cập nhật,và thậm chí không hoàn toàn tin tƣởng thì việc theo dõi kiểm soát DN không chỉ thực hiện qua việc xem xét các báo cáo tài chính là đủ mà phải trực tiếp nhanh nhạy bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Cán bộ tín dụng cần có những đợt kiểm tra định kỳ đến cơ sở và cả những đợt kiểm tra bất kỳ. Trong mỗi đợt kiểm tra cán bộ cần tận dụng triệt để thời gian tiếp xúc ở DN đảm bảo xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến đặc tính của khoản cho vay.
- Định kỳ kiểm tra tài sản đảm bảo và định giá lại theo diễn biến của thị trƣờng.
Để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm cho vay, chi nhánh cần thiết phải tiến hành định giá TSĐB, đặc biệt là bất động sản, theo phƣơng pháp giá thị trƣờng. Phƣơng pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là khi thị trƣờng bất động sản diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc định giá lại TSĐB phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ hoặc tùy vào điều kiện thị trƣờng để xác định giá trị thực của tài sản và khả năng đảm bảo cho khoản vay của DN tại chi nhánh. Mặt khác, khi định giá bất động sản, cần lƣu ý đến yếu tố về thời gian, so sánh giá trị của tài sản tại nhiều thời điểm khác nhau để xác định giá trị của TSĐB.
Đối với các tài sản là hàng tồn kho, máy móc thiết bị, việc kiểm tra TSĐB cần phải đƣợc nghiêm túc thực hiện, ngân hàng phải cử nhân viên giám sát thƣờng xuyên và xem lƣu chuyển hàng tồn kho thế nào để xác định đƣợc giá trị hiện tại của TSĐB.
- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro để xử lý, ngăn ngừa những phát sinh xấu hơn.
Những phát sinh trong quá trình cho vay những phát sinh bất lợi, thƣờng là những khoản vay có nợ vấn đề. Trƣờng hợp này, cán bộ tín dụng phải có những xử lý kịp thời, hợp lí để giảm bớt sự bất lợi, ngăn ngừa những phát sinh xấu hơn.
Khoản nợ có vấn đề ở đây không chỉ là những khoản nợ quá hạn, khó đòi mà ngay cả những khoản nợ còn trong hạn, nhƣng đã có biểu hiện xấu. Những biểu hiện đó là sự chậm trễ bất thƣờng trong việc gửi báo cáo đến ngân hàng, trong lịch trình trả nợ, thái độ lảng tránh của khách hàng hoặc trực tiếp hơn là tình hình hàng hóa không tiêu thụ đƣợc, bị ứ đọng…
Đối với những khoản nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng cần phải nhanh nhạy nhận biết mức độ nghiêm trọng, tích cực theo dõi để tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó đƣa ra cách xử lý hợp lý, kịp thời.
- Công tác thu hồi nợ phải đƣợc thực hiện chặt chẽ, kiên quyết mà hợp lý.
Để đảm bảo an toàn cho khoản vay thì công tác thu hồi nợ là công tác quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn, đảm bảo cho ngân hàng không bị thất thoái vốn và có một lƣợng vốn theo kế hoạch đáp ứng đƣợc các nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Công tác thu hồi nợ phải đƣợc thực hiện chặt chẽ, kiên quyết mà hợp lý. Nhất là trong trƣờng hợp thu hồi vốn DN vay ngắn hạn, công tác này cũng cần thực hiện tốt, vì thời gian là yếu tố quan trọng trong cho vay ngắn hạn, không thể để khoản nợ kéo dài mà không thu hồi đƣợc. Để có thể thu hồi đƣợc nợ đúng hạn trong CVNH đối với DN, thì một trong những yếu tố quan trọng là việc xác định kỳ hạn nợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp đó. Cán bộ tín dụng cần xác định kỳ hạn dựa trên việc phân tích dự án xin vay và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay: áp dụng các biện pháp thế chấp với tài sản của khách hàng, của bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay..có thể áp dụng thêm tài sản bổ sung đối với khách hàng cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản...