6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Đổi mới cơ cấu CVNH đối với DN theo định hƣớng đa dạng hóa
hóa phù hợp với thực tiễn thị trƣờng mục tiêu
- Chi nhánh phải luôn điều chỉnh cơ cấu dƣ nợ cho vay sao cho hợp lí. Đó là cơ cấu theo đối tƣợng khách hàng, cơ cấu theo ngành nghề kinh tế...Một cơ cấu tín dụng hợp lí phải phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và tạo ra sự cân đối giữa các khu vực.
+ Cần chú trọng mở rộng CVNH đối với DN thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân bao gồm công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân, đây là thành phần kinh tế đang phát triển mạnh về số lƣợng và chất lƣợng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, thành phần kinh tế này làm ăn rất hiệu quả vì
đồng vốn của chính họ bỏ ra nên quản lý rất chặt chẽ và tính toán kỹ lƣỡng. Hơn nữa, khi vay vốn các công ty này ngoài thế chấp tài sản của chính công ty họ còn có thể dùng tài sản cá nhân của ban điều hành công ty thế chấp thêm nên việc cho vay tƣơng đối đảm bảo.
+ Thế mạnh của Vietcombank Quảng Ngãi là cho vay sản xuất công nghiệp, đối với các lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, nông lâm ngƣ nghiệp còn nhiều hạn chế. Chính vì thế phải có chính sách ƣu đãi đối với các đối tƣợng khách hàng này cũng nhƣ giao chỉ tiêu phát triển khách hàng cho cán bộ quan hệ khách hàng để mở rộng đối tƣợng cho vay cũng nhƣ dƣ nợ tín dụng đảm bảo cân bằng danh mục đầu tƣ của ngân hàng.
+ Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn theo phƣơng thức cho vay từng lần. Phƣơng thức này tỏ ra không hoàn toàn thích hợp, nó chỉ phù hợp với các khách hàng mới, có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên, do thủ tục khá phức tạp nhất là tài sản thế chấp. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay thƣờng xuyên, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, có tình hình sản xuất tốt và có năng lực tài chính thì phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong các phƣơng thức tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản
Chi nhánh xem xét kết hợp linh hoạt mọi tài sản của khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của pháp luật và của hệ thống Vietcombank. Đặc biệt linh động các phƣơng thức cho vay bảo đảm khác:
+ Cho vay có bảo đảm bằng các khoản đƣợc thu, sẽ thu của DN.
+ Chủ động cho vay có bảo đảm khác: Năng lực thực tế của DN thƣờng lớn hơn so với lƣợng tài sản thực có của họ. Để mở rộng thị phần tín dụng, cũng là mở đƣờng cho doanh nghiệp tiếp cận đƣợc vốn, Vietcombank Quảng
Ngãi nên mạnh dạn áp dụng linh hoạt hình thức cho vay có bảo đảm bằng hàng hóa, dịch vụ, quản chấp các lô hàng, bảo đảm bằng quyền đòi nợ, các khoản phải thu của DN.
Linh hoạt trong chính sách TSĐB: Giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp nên đƣợc định giá dựa vào giá thị trƣờng nhiều hơn là dựa vào khung giá do Nhà nƣớc đƣa ra nhằm giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, thâm nhập vào thị trƣờng mới.
Coi trọng nhƣng không quá phụ thuộc vào TSĐB: Khoản vay sẽ phải đƣợc thanh toán bằng tiền từ hoạt động SXKD, chứ không phải từ tài sản đảm bảo nên đó chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ để cho vay.