6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng
a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phƣơng hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh. Chiến lƣợc kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng đƣợc mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ khách hàng, xác định vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt động; Ngân hàng phải xác định nên tăng cƣờng hoạt động cho vay hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hƣớng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt cho vay của Ngân hàng.
b. Chính sách tín dụng áp dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
Chính sách tín dụng là định hƣớng cơ bản cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phƣơng thức cho vay, hƣớng giải quyết phần khách hàng vay vƣợt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và
mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu nhƣ tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng đƣợc các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cƣờng hoạt động cho vay, nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng. Ngƣợc lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cƣờng hoạt động cho vay của mình. Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút đƣợc khách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhƣng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không có lãi suất ƣu đãi thì sẽ không thu hút đƣợc nhiều khách hàng và nhƣ vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của Ngân hàng.
c. Quy trình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
Hoạch định và thực thi một quy trình cho vay phù hợp sẽ thúc đẩy hoàn thiện hoạt động CVNH đối với DN và ngƣợc lại sẽ hạn chế hiệu quả của hoạt động này. Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong hoạt động CVNH đối với DN. Trong đó xây dựng các bƣớc đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.
Các ngân hàng cũng luôn quan tâm đến việc đơn giản hoá thủ tục trong quá trình cho vay. Đây là vấn đề mà các DN rất quan tâm vì quy trình nhanh hay chậm sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ dự án hoặc phƣơng án kinh doanh của mình. Trong quy trình cho vay hiện nay, nếu các ngân hàng yêu cầu nhiều giấy tờ không cần thiết, điều kiện vay ngặt nghèo thì sẽ dễ mất khách hàng trong khi các đối thủ cạnh tranh luôn luôn cố gắng để đơn giản thủ tục.
Song, việc đơn giản hoá quy trình cho vay không có nghĩa là buông lỏng cho vay, các ngân hàng phải nghiên cứu làm sao để vừa tạo điều kiện tốt nhất cho DN để có thể tiếp cận đƣợc với nguồn vốn, vừa đảm bảo an toàn khoản vay và khả năng thu hồi nợ. Đây là việc làm không hề dễ dàng đòi hỏi phải nghiên cứu thị trƣờng một cách cẩn thận, cần phân loại khách hàng DN trong quá trình cho vay.
d. Năng lực quản trị cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng
Năng lực quản trị hoạt động CVNH đối với DN là điều kiện tiền đề cho việc giải quyết mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lời trong CVNH đối với DN. Năng lực này cho phép ngân hàng vừa có thể đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng dƣ nợ cho vay vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro trong CVNH đối với DN một cách phù hợp. Ngƣợc lại, hoặc NH vì sợ gia tăng rủi ro nên thu hẹp quy mô CVNH đối với DN hoặc NH tăng trƣởng dƣ nợ CVNH đối với DN vƣợt quá năng lực quản trị hoạt động cho vay nên làm gia tăng mức rủi ro. Trong cả hai tình huống nói trên, hoạt động CVNH đối với DN sẽ bị hạn chế, hiệu quả kinh doanh trong CVNH đối với DN sẽ giảm sút, trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể đặt NH vào trạng thái phải đối mặt với nhiều rủi ro có quan hệ với nhau.
e. Khả năng thẩm định cho vay
Trong quy trình tín dụng của các ngân hàng, thẩm định cho vay là khâu đầu tiên và quan trọng. Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độ chính xác, an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng. Do công việc này là cơ sở để quyết định có cấp tín dụng hay không nên chất lƣợng của công tác này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng hoạt động tín dụng. Nếu chất lƣợng của công tác thẩm định không cao thì những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trong việc thu hồi các món nợ của mình. Chính vì vậy
công tác thẩm định đòi hỏi các nhân viên phải có trình độ cao, sự phán đoán linh hoạt, đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp một cách hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng. Đối với cho vay ngắn hạn, do tính đặc thù là “thƣờng xuyên”, kịp thời nên khâu thẩm định cũng phải đòi hỏi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời phải đảm bảo chính xác và an toàn.
f. Hoạt động marketing
Một ngân hàng chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi nó đƣợc nhiều khách hàng biết đến và khẳng định năng lực của mình. Muốn đƣợc nhƣ vậy các ngân hàng phải tìm biện pháp để giới thiệu, quảng bá các dịch vụ của mình. Bên cạnh đó thông qua việc quảng bá còn phải chỉ đƣợc cho khách hàng thấy đƣợc tính ƣu việt của dịch vụ ngân hàng mình so với ngân hàng khác, có nhƣ vậy mới thu hút đƣợc nhiều khách hàng.
Do tầm quan trọng của việc quảng bá ngân hàng, hiện nay các ngân hàng đều rất chú trọng tới các phòng nghiệp vụ nhƣ PR, hay phòng marketing.
g. Trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng
Đội ngũ cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung, tín dụng đối với DN nói riêng. Với một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, năng động và tháo vát trong công việc sẽ tiếp cận và giải quyết nhanh chóng các yêu cầu vay vốn của khách hàng, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các NHTM mở rộng và tăng trƣởng tín dụng hiệu quả. Ngƣợc lại, với một đội ngũ cán bộ tín dụng yếu về năng lực, thụ động trong công việc, kém hiểu biết về thị trƣờng, thiếu đạo đức nghề nghiệp sẽ làm cho hoạt động tín dụng trì trệ, thậm chí gây nên rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy việc lựa chọn đội ngũ cán bộ tín dụng đủ phẩm chất và năng lực là yêu cầu rất cần thiết đối với NHTM trong điều kiện hiện nay.
h. Trang thiết bị công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ đƣợc xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng đƣợc thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho Ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút đƣợc nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Ngƣợc lại việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận đƣợc sẽ giúp Ngân hàng tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cƣờng hoạt động cho vay.