Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh quảng ngãi (Trang 110 - 111)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Quảng Ngãi

- Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế tín dụng, thống nhất, bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là động lực thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM.

- Nâng cao vai trò giám sát của thanh tra ngân hàng. Công tác thanh tra phải có cơ chế giám sát chặt chẽ và khoa học đảm bảo các NHTM thực hiện nghiêm túc các quy định trong hoạt động tín dụng.

- Ngân hàng Nhà nƣớc cần chủ trì các NHTM trên địa bàn, duy trì và điều chỉnh lãi suất tiền gửi ổn định, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong công tác huy động tiền gửi, đẩy lãi suất lên cao dẫn đến lãi suất cho vay cao áp lực chi phí – lợi nhuận cho cả ngân hàng và doanh nghiệp đi vay, cƣơng quyết xử lý những NHTM nào không tuân thủ quy định.

- Ngân hàng Nhà nƣớc cần có chỉ đạo chặt chẽ các NHTM trên địa bàn ƣu tiên vốn đầu tƣ cho doanh nghiệp, gắn kết ngân hàng với doanh nghiệp, bám sát từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ, chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp khó khăn, gặp rủi ro do thiên tai, biến động thị trƣờng… các TCTD chủ động tự xem xét xử lý rủi ro trong phạm vi khả năng tài chính cho phép, sớm tạo điều kiện cho DN tiếp cận đƣợc với vốn vay ngắn hạn ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh quảng ngãi (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)