Kiến nghị đối với các bộ, ngành, địa phƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh quảng ngãi (Trang 109 - 110)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị đối với các bộ, ngành, địa phƣơng

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp

Nền kinh tế hội nhập đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đƣợc điều chỉnh phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ là cơ sở để các NHTM và các DN hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập vì vậy cần hoàn thiện quy trình thực hiện, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tránh thủ tục phiền hà, gây cản trở hoạt động của DN, ngân hàng.

Cần sửa đổi, bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp theo hƣớng mở rộng đối tƣợng chịu thuế, đơn giản hóa phƣơng pháp và căn cứ tính thuế, tạo điều kiện cho các DN có thể tiếp cận và hƣởng chế độ ƣu đãi, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc gặp khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm.

- Thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với các DN. Thực hiện kiểm toán tài chính doanh nghiệp nhằm tạo cho doanh nghiệp thói quen rất cần thiết về công khai và lành mạnh hóa tài chính, tạo uy tín trong hoạt động kinh doanh.

- Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp cụ thể nhằm quản lí hoạt động của các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ phải đi cùng với kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp luật. Với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật gây thiệt hại về của cải vật chất cho xã hội cần có những biện pháp xử lí thích đáng, đảm bảo một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh.

- Nhà nƣớc tăng cƣờng hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. Vấn đề thông tin là một trong những khó khăn lớn đối với doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nƣớc cần có chính sách về cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Đồng

thời các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về thủ tục đăng kí kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lí, các quy chế của NHTM...nhằm nâng cao hiểu biết cũng nhƣ năng lực của doanh nghiệp.

- Nâng cao vai trò đích thực của Hiệp hội doanh nghiệp trong tƣ cách của một tổ chức nghề nghiệp

Việc có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các Hiệp hội doanh nghiệp phát triển có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Đặc biệt, Hiệp hội là ngƣời hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cóa thể đáp ứng yêu cầu của các NHTM xem xét cho vay.

Đối với những vùng còn khó khăn, Nhà nƣớc phải đứng ra thành lập Hiệp hội và kêu gọi các doanh nghiệp trong vùng tham gia, khi hiệp hội đủ mạnh, Nhà nƣớc sẽ chuyển giao cho các doanh nghiệp tự quản lý và hoạt động.

Việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp cần chú trọng cả hai hình thức đa dạng hóa và chuyên môn hóa. Đa dạng hóa là có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, chuyên môn hóa là Hiệp hội có nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề không phân biệt doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh quảng ngãi (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)