Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các phòng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh quảng ngãi (Trang 49 - 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các phòng nghiệp vụ

thị phần hoạt động, liên tục thu đƣợc lợi nhuận cao.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các phòng nghiệp vụ vụ

Vietcombank Quảng Ngãi là một chi nhánh của Vietcombank do vậy bộ máy tổ chức điều hành của chi nhánh đƣợc xây dựng trên nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động và điều hành chung.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng Ngoại Thƣơng – CN Quảng Ngãi đƣợc thực hiện theo cơ cấu tổ chức văn phòng, kết hợp hài hòa giữa cách tổ chức theo chức năng và bộ phận. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, có sự phân công rõ ràng giữa trách nhiệm và nghĩa vụ đƣợc giao, góp phần giải quyết công việc một cách nhanh chóng và có hệ thống, nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Tổ chức bộ máy của Chi nhánh gồm: Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Dƣới ban giám đốc có 10 phòng ban.

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Vietcombank Quảng Ngãi

- Phòng khách hàng thể nhân, phòng khách hàng: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng theo đúng các quy trình tín dụng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Thực hiện nghiệp vụ thẻ: phát hành và thanh toán thẻ, giải quyết tra soát, khiếu kiện và tƣ vấn nghiệp vụ thẻ cho khách hàng khi phát sinh nhu cầu.

CN Quảng Ngãi GĐ CN PGĐ CN PGĐ CN P. hành chính nhân sự P. Khách hàng P. Khách hàng thể nhân P. kinh doanh dịch vụ P. giao dịch Hùng Vƣơng P. giao dịch Sơn Tịnh P. giao dịch Đức Phổ P. giao dịch Sông Vệ P. giao dịch Bình Sơn

P. kế toán P. ngân quỹ P. thanh toán quốc tế

P. Khách hàng

- Phòng quản lý nợ: Quản lý và trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, lƣu trữ hồ sơ vay, kiểm soát tính tuân thủ quy trình tín dụng các khoản vay, lập báo cáo dữ liệu các khoản cho vay.

- Phòng kinh doanh dịch vụ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ khách hàng: mở và quản lý tài khoản, chuyển tiền trong nƣớc, kinh doanh tiền tệ theo đúng quy định, quy trình của Pháp lệnh ngoại hối của Ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng Ngoại thƣơng; lắp đặt và quản lý máy ATM: tiếp quỹ, giả quyết các sai sót, khiếu nại.

- Phòng thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: mở và thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ, chuyển tiền đi nƣớc ngoài, bảo lãnh thanh toán theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nƣớc, ngân hàng Nhà nƣớc, ngân hàng Ngoại thƣơng đồng thời tuân thủ các quy ƣớc quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

- Phòng ngân quỹ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng theo các quy trình, chế độ quản lý kho quỹ của Nhà nƣớc, của ngành ngân hàng và ngân hàng Ngoại thƣơng; lập báo cáo và một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc.

- Phòng kế toán: Trực tiếp thực hiện các định mức tài chính, các kế hoạch tài chính, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, trang bị mua sắm tài sản, quản lý tài sản, vốn, quỹ, công nợ, thực hiện hoạch toán kế toán, trực tiếp quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tín học, các phần mềm.

- Phòng hành chính nhân sự: Trực tiếp thực hiện chế độ cho ngƣời lao động, theo dõi thi đua khen thƣởng, đào tạo; quản lý hồ sơ cán bộ; quản lý hành chính văn phòng; thực hiện công tác hậu cần; quản lý, mua sắm, bảo quản tài sản.

- Các phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng gồm: huy động vốn, cấp tín dụng cho thể nhân, chuyển tiền trong nƣớc, thanh toán thẻ, đổi tiền, séc du lịch và các nghiệp vụ phát sinh khác có liên quan trong phạm vi ủy quyền của của VCB Quảng Ngãi.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

a. Hoạt động huy động vốn

Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, chi nhánh Vietcombank Quảng Ngãi không ngừng khơi tăng nguồn vốn huy động, góp phần phát huy nội lực và khơi dậy tiềm năng về vốn trong dân cƣ để tiến hành đầu tƣ đối với các thành phần kinh tế địa phƣơng, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn Quảng Ngãi thực hiện các phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các dự án đầu tƣ khả thi nhằm tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phƣơng phát triển. Đến 31/12/2014 tổng vốn huy động của ngân hàng đạt 3.510 tỷ đồng tăng 24,9% so với năm 2013, với mức tăng tƣơng ứng là 699 tỷ đồng, dẫn đầu về công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn tại Vietcombank Quảng Ngãi

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Theo kỳ hạn gửi

+ Tiền gửi không kỳ hạn + Tiền gửi có kỳ hạn 763,4 1.573,6 943,6 1.867,4 1.193,4 2.316,6 Theo nhóm khách hàng + Tiền gửi từ các TCKT + Tiền gửi của dân cƣ

864,5 1.572,5 937,1 1.773,9 1.235,5 2.274,5 Tổng nguồn vốn huy động 2.337 2.811 3.510

Phân theo đối tƣợng khách hàng, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ khu vực dân cƣ (trên dƣới 65%) và từ các TCKT. Để ổn định nguồn vốn từ dân cƣ, Vietcombank Quảng Ngãi đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn linh hoạt, phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau. Ví dụ, sản phẩm tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt sẽ hỗ trợ nhóm khách hàng hay có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất, tiền gửi trực tuyến sẽ hỗ trợ khách hàng tiết kiệm thời gian... Bên cạnh đó, VCB triển khai chính sách chăm sóc khách doanh nghiệp, tƣ vấn khách hàng lựa chọn gói sản phẩm/dịch vụ chi phí tối ƣu nhất.

Phân theo kỳ hạn, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên 60%, còn lại là nguồn vốn huy động không kỳ hạn. Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hƣớng gia tăng do chi nhánh đã chủ động tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán từ các tổ chức có nguồn vốn thanh toán ổn định trên địa bàn tỉnh để tăng hiệu quả hoạt động.

b. Hoạt động tín dụng

Trong những năm qua, tuy tình hình kinh tế – xã hội trong tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, gây khó khăn rất lớn cho các thành phần kinh tế, nhƣng hoạt động tín dụng của Vietcombank Quảng Ngãi vẫn tăng trƣởng không ngừng. Điều này phản ánh hoạt động của ngân hàng đang trên đà phát triển cùng với nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng đã sử dụng, bố trí nhân sự hiệu quả, đúng ngƣời đúng việc. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có những chính sách khen thƣởng cho các cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ nhân viên chƣa hoàn thành công việc đƣợc giao. Từ các biện pháp trên, ngân hàng đã tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển.

Năm 2013, tổng dƣ nợ của chi nhánh đạt 9.481 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cuối năm 2012. Năm 2014, tổng dƣ nợ đạt 12.015 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cuối năm 2013, và chiếm tỷ trọng lên đến 31% tổng dƣ nợ cho vay của các Tổ chức tín dụng trên toàn tỉnh... So với các Ngân hàng trên địa bàn, chi nhánh là ngân hàng có dƣ nợ cho vay cao nhất trên địa bàn và là nhà tài trợ vốn cho nhiều dự án, doanh nghiệp lớn của tỉnh Quảng Ngãi nhƣ DA NMLD Dung Quất, Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, Công ty CP đƣờng Quảng Ngãi, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan của Hàn Quốc, DA sản xuất gỗ viên nén của công ty TNHH Tân Thành Phú...

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay tại Vietcombank Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2014

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Theo kỳ hạn

+ Cho vay ngắn hạn. + Cho vay trung, dài hạn.

2.941 4.147 4.913 4.568 6.280 5.735 Theo nhóm khách hàng + Doanh nghiệp + Cá nhân 4.409 2.679 5.660 3.821 7.043 4.963 Tổng dƣ nợ 7.088 9.481 12.015 Tỷ lệ nợ xấu 1,45% 1,55% 1,48%

(Nguồn: Báo cáo của Vietcombank Quảng Ngãi)

Đối tƣợng khách hàng vay vốn tại chi nhánh gồm hai nhóm khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Nhóm khách hàng doanh nghiệp có tỷ trọng dƣ nợ rất lớn, chiếm khoảng 60% tổng dƣ nợ. Qua bảng số liệu ta thấy về mặt giá trị thì tổng dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp tại Vietcombank Quảng Ngãi tăng trƣởng liên tục qua các năm. Cụ thể, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp năm 2013 đạt 5.660 tỷ đồng tăng 28,4% so với cuối năm 2012, năm 2014 đạt 7.043 tỷ đồng tăng 24,4% so với cuối năm 2013. Tuy nhiên tỷ trọng dƣ nợ cho vay

Nguyên nhân là do kế hoạch giải ngân cho một số dự án lớn chƣa đúng nhƣ dự kiến đồng thời tình hình kinh tế khó khăn chung đã tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong những năm gần đây ngân hàng thực hiện chủ trƣơng đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ với việc triển khai các gói sản phẩm tín dụng bán lẻ đồng bộ nhƣ cho vay CBCNV, cho vay cán bộ quản lý điều hành, cho vay thấu chi và mở rộng mạng lƣới các Phòng Giao dịch, quy mô của hoạt động cho vay tƣ nhân cá thể tăng đáng kể, từ mức 3.821 tỷ đồng vào cuối năm 2012 lên đến 4.963 tỷ đồng vào cuối năm 2014.

Dƣ nợ cho vay ngắn hạn năm 2013 đạt 4.913 tỷ đồng, tăng 67,1% so với cuối năm 2012. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn năm 2014 đạt 6.280 tỷ đồng, tăng 27,8% so với cuối năm 2013. Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn năm 2013 đạt 4.568 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cuối năm 2012. Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn năm 2014 đạt 5.735 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cuối năm 2013.

Mặc dù không tránh khỏi những bất lợi của môi trƣờng kinh doanh song Vietcombank Quảng Ngãi đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý và xử lý và thu hồi nợ xấu. Kết thúc năm 2014, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của chi nhánh là 1,48% (thấp hơn so với mục tiêu Vietcombank Trung ƣơng đề ra là 3,0%).

c. Hoạt động thanh toán, dịch vụ ngân hàng

- Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ, song kết quả hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ năm 2014 của Vietcombank Quảng Ngãi đạt đƣợc là rất khả quan. Doanh số thanh toán XNK năm 2014 đạt 241,6 triệu USD, tăng 7,2 % so với năm 2013. Hiện tại, thị phần thanh toán xuất nhập

khẩu của chi nhánh khá lớn khi xuất khẩu chiếm 58% và nhập khẩu chiếm 82% kim ngạch toàn tỉnh.

Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank Quảng Ngãi trong những năm qua luôn giữ đƣợc sự ổn định đáng kể. Chi nhánh luôn bám sát diễn biến tình hình biến động tỷ giá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục ngoại hối của ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trƣờng để lựa chọn các đối tác tốt, tìm hiểu và mở rộng cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kết thúc năm 2014, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 55,2 triệu USD, tăng 7,1% so với năm 2013.

- Về hoạt động kinh doanh thẻ

Mạng lƣới máy ATM phát triển rộng khắp với 41 máy, chiếm 35,6% số lƣợng máy ATM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, hiện nay chi nhánh có khoảng 355 đơn vị trả lƣơng qua thẻ ATM và số lƣợng thẻ phát hành của chi nhánh đạt trên 135.000 thẻ, chiếm gần 32% thị phần thẻ trên địa bàn.

d. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2014

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Tổng thu nhập 155 100% 182 100% 27 17,4% - Thu từ hoạt động tín dụng 146 94,2% 169 92,9% 23 15,8% - Thu từ KD ngoại hối 1,4 0,9% 6 3,3% 4,6 329% - Thu từ dịch vụ 4,9 3,2% 4,6 2,5% -0,3 -6,1%

- Thu khác 2,7 1,7% 2,4 1,3% -0,3 -11,1%

2. Tổng chi phí 124,9 100% 138 100% 13,1 10,5% - Chi từ hoạt động cho vay 109,7 87,9% 114,1 82,7% 4.4 4% - Chi từ KD ngoại hối 0,9 0,7% 3,5 2,6% 20,5 288%

- Chi từ dịch vụ 2,1 1,7% 2,2 1,6% 0,1 4,8%

- Chi khác 12,2 9,7% 18,2 13,1% 6 49,2%

3. Thu nhập – chi phí 30,1 44 13,9 46,2%

(Nguồn: Báo cáo của Vietcombank Quảng Ngãi)

Lợi nhuận của Vietcombank Quảng Ngãi năm 2014 đạt 44 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 46,2% so với năm 2013, mức tăng này là khá cao chủ yếu mức tập trung từ thu vào hoạt động cho vay đạt 169 tỷ đồng chiếm 92,9% tổng thu nhập của chi nhánh năm 2014. Tuy vậy, nếu tính các khoản thu tăng mạnh so với chi phí thì thu từ KD ngoại hối mức tăng đáng kể so đạt 329% so với năm 2013 và hứa hẹn sẽ tăng mạnh vào các năm sau. Đạt đƣợc mức thu phí này phần lớn do Ban lãnh đạo luôn quan tâm và quán triệt đến việc tập trung đẩy mạnh và hoàn thiện việc cung cấp các dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh quảng ngãi (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)