Phân tích về môi trƣờng kinh doanh dịch vụ thẻ TDQT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh đắk lắk (Trang 53 - 58)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Phân tích về môi trƣờng kinh doanh dịch vụ thẻ TDQT

a. Môi trường kinh tế tỉnh Daklak

Kinh tế chủ đạo của tỉnh là nông nghiệp khi gần 60% GDP dựa vào sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản (mặt hàng chủ lực là cà phê, cao su) và lâm sản. Đặc biệt, đƣợc mệnh danh là Thủ phủ cà phê vì đây là nơi có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam với trên 174.740 ha. Sản lƣợng hàng năm trên dƣới 435.000 tấn cà phê nhân với thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột khá nổi tiếng. Ngoài ra, tỉnh cũng là nơi trồng bông (bông vải), cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Daklak cũng là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, nhƣ cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài... Hiện tại, bơ của Daklak đã đƣợc hình thành

thƣơng hiệu cho riêng mình. Đây là môi trƣờng kinh tế rất bất lợi cho việc kinh doanh dịch vụ thẻ TDQT vì nhu cầu hầu nhƣ không phát sinh.

Nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2012 – 2014 là 11% (GDP bình quân đầu ngƣời đạt 500 USD). GDP bình quân đầu ngƣời năm 2014 khoảng 950 USD.

Theo thống kê năm 2014, dân số của tỉnh có khoảng 1.787 ngàn ngƣời với 44 dân tộc anh em sinh sống. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm khoảng 57,71% dân số với hơn 1 triệu ngƣời, trong đó gần 126 ngàn ngƣời đang làm việc trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó với 4.790 doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có, tốc độ tăng doanh nghiệp mới đƣợc thành lập bình quân hàng năm khoảng 18%.... Đây là thị trƣờng màu mỡ để phát triển thị phần phát hành thẻ TDQT.

Daklak là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Daklak hiện tại rất phát triển do ở đây có rất nhiều di tích, thắng cảnh, địa điểm du lịch đáng chú ý và đẹp nhƣ: Hồ Lắk - Lắk; thác Krông Kmar - Krông Bông; thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Gia Long - Krông Ana; thác Thủy Tiên - Krông Năng...đây là yếu tố quan trọng cho việc nâng cao doanh số thanh toán thẻ TDQT.

b.Đặc điểm của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ TDQT trên địa bàn

Trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, thu nhập bình quân của dân cƣ, số lƣợng các doanh nghiệp, tiềm năng phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch nên cho thấy các đối tƣợng khách hàng tiềm năng có thể sử dụng dịch vụ TTDQT có xu hƣớng tăng dần, cụ thể qua các năm gần đây.

Bảng 2.4. Khách hàng tiềm năng có thể sử dụng dịch vụ thẻ TDQT (2012-2014) Đơn vị tính: người Nhóm kh. hàng tiềm năng 2012 2013 2014 Số lƣợng KH dùng dịch vụ Số lƣợng KH dùng dịch vụ Số lƣợng KH dùng dịch vụ

Lãnh đạo cơ quan các

hành chính 2.258 121 2.304 144 2.560 180 Ban GĐ, chủ các DN 8.160 399 9.168 540 10.538 658 Cán bộ đi công tác 1.887 164 2.051 241 2.358 297 HS - SV du học 234 156 314 223 393 253 Ngƣời dân đi du lịch NN 2.611 65 3.784 101 3.536 145 Khác(thanh toán…) 454 7 529 10 582 18 Cộng 15.604 911 18.150 1,258 19.967 1.550

(Nguồn: Sở Ngoại vụ, Sở KH-ĐT và Trung tâm xúc tiến thương mại Daklak từ 2012-2014)

Số lƣợng TTDQT đƣợc khách hàng sử dụng hàng năm chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ(6,9-8,5%) so với các nhóm đối tƣợng khách hàng có khả năng sử dụng dịch vụ này. Trong các nhóm có nhu cầu, nhóm đƣợc nhóm đƣợc các tổ chức cung cấp dịch vụ TTDQT chú ý hơn hết vẫn là Ban Giám đốc các doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh đƣợc đánh giá là nhóm có khả năng sử dụng dịch vụ này cao nhất. Nhìn chung, đây vẫn là một thị trƣờng còn nhiều tiềm năng mà các NHTM trên địa bàn chƣa quan tâm và khai thác đƣợc nhiều từ hoạt động dịch vụ này. Điều đó chứng tỏ phạm vi phát hành cho các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thẻ chƣa phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ của các NHTM.

Kinh tế phát triển, nhu cầu của xã hội ngày càng tăng lên dẫn đến sự thay đổi to lớn về nhận thức của khách hàng trong quá trình lựa chọn sản

phẩm hay một dịch vụ tiêu dùng, họ hiểu biết rộng hơn nên nhu cầu cảng ngày càng khắc khe với sản phẩm mà họ sử dụng.

Bên cạnh đó thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn, và tâm lý không muốn nợ nần dẫn đến việc hoạt động kinh doanh thẻ TDQT càng ngày càng khó khăn hơn.

c. Mức độ cạnh tranh dịch vụ thẻ TDQT

Chƣa đầy một thập niên qua, số lƣợng chi nhánh cấp 1 trực thuộc các NHTM thành lập đi vào hoạt động tại Daklak không ngừng tăng lên mạnh mẽ. Do đó số lƣợng ngân hàng tham gia phát hành và thanh toán thẻ TDQT đã có xu hƣớng tăng dần qua từng năm. Cụ thể: giai đoạn 2012-2013 số NHTM đang hoạt động chi có 20 đơn vị và số lƣợng đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ TTDQT chỉ có sự góp mặt của 11 NHTM, nhƣng đến năm 2014 tình hình đã đổi khác, có đến 44 chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn với 340 phòng giao dịch rải đều từ thành thị đến nông thôn và 16 chi nhánh ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ thẻ TDQT . Do vậy, tính cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ TTDQT trên địa bàn đang diễn ra theo chiều hƣớng ngày càng gay gắt hơn.

Trên địa bàn tỉnh, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vietcombank Daklak chính là Vietinbank Daklak, tiếp theo là BIDV Daklak, Techcombank Daklak, DAB Daklak....

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2012 2013 2014 Số lượng NHTM đang hoạt động Số lượng ngân hàng cung ứng dv thẻ TDQT

Hình 2.3. Các NHTM tham gia cung cấp dịch vụ TTDQT (2012 – 2014)

Để tăng khả năng cung ứng dịch vụ TTDQT, hàng năm các NHTM tiến hành đầu tƣ trang thiết bị, lắp đặt thêm các máy ATM và POS tại nhiều địa điểm khác nhau. Sau 03 năm triển khai lắp đặt, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nƣớc Đăk Lăk tại thời điểm 31/12/2014, trên địa bàn đã có 120 ATM và 200 POS.

0 50 100 150 200 250 2012 2013 2014 ATM POS

Hình 2.4. Tình hình lắp đặt ATM và POS của các NHTM (2012 – 2014)

Nhƣ vậy, môi trƣờng kinh doanh dịch vụ thẻ TDQT có những đặc điểm nổi bật đáng chú ý là

Môi trƣờng kinh tế phát triển, số lƣợng ngƣời trong độ tuổi lao động chính là khách hàng tiểm ẩn của Vietcombank Daklak, là cơ hội lớn để khai thác khách hàng mới cho Chi nhánh, bên cạnh đó ngành du lịch trên địa bàn nở rộ dấn đến nhu cầu sử dụng thẻ TDQT sẽ ngày càng tăng lên nên đây chính là môi trƣờng tiềm năng tốt cho việc kinh danh thẻ TDQT.,

Tuy nhiên vì môi trƣờng khá tiềm năng nên các NHTM cạnh tranh rất gay gắt, điều này gây áp lực rất lớn đối với VietcombankDaklak. Ngoài ra, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của ngƣời dân vẫn còn tồn tại lại là trở ngại lớn trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của Vietcombank Daklak

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh đắk lắk (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)