CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành kế toán về mối liên hệ giữa bối cảnh giảng dạy, phương pháp học và kết quả đầu ra tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng (Trang 27)

8. Kết cấu luận văn

1.2.CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

1.2.1. Mô hình nghiên cứu của của Morton và Salijo

a. Bối cảnh giảng dạy

Năm 1976 hai giáo sƣ tại Đại học Goteborg là Marton và Salijo xuất bản một bài báo về các phƣơng pháp tiếp cận học tập của sinh viên kế toán. Bài báo này đề cập đến sự nhận thức của sinh viên kế toán trong quá trình lựa chọn phƣơng pháp học tập của mình. Mô hình học tập của Morton và Salijo tập trung vào phân tích năm yếu tố trong bối cảnh giảng dạy bao gồm: Phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên, khối lƣợng công việc phù hợp trong học phần, phƣơng pháp đánh giá phù với sinh viên, mục tiêu và yêu cầu trong từng học phần và cuối cùng là yếu tố kỹ năng.

Quá trình học Sản phẩm Nội dung quá trình học tập

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của Morton và Salijo

(Nguồn: Morton và Salijo (1976))

Các phƣơng pháp học tập Động cơ PP tiếp cận bề mặt PP tiếp cận sâu Kết quả đầu ra Phƣơng pháp giảng dạy Khối lƣợng công việc phù hơp Ðánh giá

phù hợp Mục tiêu và yêu cầu rõ ràng Bối cảnh giảng dạy

b. Phương pháp học

Trong mô hình này, Morton và Salijo đã trình bày ba yếu tố cơ bản trong phƣơng pháp học tập của sinh viên bao gồm : Phƣơng pháp tiếp cận sâu, phƣơng pháp tiếp cận bề mặt và các động cơ học tập của sinh viên. Dựa trên giả thuyết rằng khi sinh viên thực hiện một nhiệm vụ học tập họ có thể sử dụng một trong hai phƣơng pháp đó là phƣơng pháp tiếp cận bề mặt hoặc là phƣơng pháp tiếp cận sâu để học tập, trong đó yếu tố động cơ học tập sẽ tác động đến việc lựa chọn phƣơng pháp học tập của sinh viên.

Morton và Salijo chỉ ra rằng: Phƣơng pháp tiếp cận sâu là phƣơng pháp mà sinh viên khi tiếp nhận các bài học họ mong muốn hiểu đƣợc ý nghĩa và những vấn đề cốt lõi của bài học.

Phƣơng pháp tiếp cận bề mặt là phƣơng pháp mà sinh viên tiếp nhận thông tin của bài học một cách rời rạc, học với mục đích ghi nhớ để trả lời hơn là việc tập trung tìm hiểu ý nghĩa của nó.

Marton và Salijo cùng cho rằng hoạt động học tập của sinh viên là kết quả của sự tƣơng tác giữa sinh viên với bối cảnh giảng dạy, nó thể hiện ở chính kết quả học của bản thân sinh viên, do vậy sinh viên sẽ lựa chọn phƣơng pháp học tập sao cho phù hợp theo từng bối cảnh đang xảy ra với chính họ.

c. Kết quả đầu ra

Thông qua nghiên cứu này, Morton và Salijo chứng minh đƣợc rằng những sinh viên áp dụng phƣơng pháp tiếp cận sâu để học tập có kết quả đầu ra cao hơn những sinh viên áp dụng phƣơng pháp tiếp cận bề mặt.

Dựa vào mô hình nghiên cứu, Morton và Salijo cho rằng có 3 điểm chính cần nắm bắt:

Đầu tiên, phƣơng pháp tiếp cận bề mặt và phƣơng pháp tiếp cận sâu không phải là tính cách riêng của mỗi sinh viên, nó cũng không phải là cách

thức học tập nhất định nào. Sinh viên áp dụng cách tiếp cận để học tập nào phù hợp với nhận thức của họ về nhiệm vụ học tập.

Morton cho rằng hầu nhƣ các sinh viên có thể dùng phƣơng pháp tiếp cận bề mặt hoặc phƣơng pháp tiếp cận sâu để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và họ có thể cùng trao đổi ý kiến về những bài tập giống nhau bằng việc sử dụng các phƣơng pháp học tập này.

Thứ hai, học thuộc lòng có thể là một đặc điểm của hai phƣơng pháp tiếp cận bề mặt và phƣơng pháp tiếp cận sâu nhƣng nó lại đóng những vai trò khác nhau.

Thứ ba, phƣơng pháp tiếp cận sâu và phƣơng pháp tiếp cận bề mặt thể hiện tinh thần tự giác học của sinh viên.

Để thực hiện nhiệm vụ học tập, sinh viên có ý định áp dụng cách “Tạo ra kiến thức dựa trên những gì đã học” hoặc bằng cách “Tái tạo lại những gì đã học”. Những cách này có thể thay đổi trong quá trình sinh viên làm bài tập (ví dụ nhƣ những tài liệu khó nếu phải hoàn thành trong thời gian ngắn, sinh viên có thể áp dụng hai phƣơng pháp trên). Nhƣng không phải tất cả bài tập nào, sinh viên cũng có thể sử dụng đồng thời cả hai phƣơng pháp đó và không thể áp dụng cả hai phƣơng pháp đó vào cùng một thời điểm để học.

1.2.2. Mô hình nghiên cứu của Bigg, Ramsden, Hascsall và Joyce

a. Bối cảnh giảng dạy

Mô hình nghiên cứu của Bigg cùng các cộng sự năm 1995 chỉ ra rằng bối cảnh giảng dạy đƣợc chia thành hai yếu tố chính bao gồm: Đặc điểm của sinh viên và nội dung giảng dạy.

Về đặc điểm của sinh viên: Trong mô hình trên, các nhà nghiên cứu cho rằng đặc điểm nhận thức của sinh viên trong quá trình học bao gồm các yếu tố về kiến thức, quan điểm về việc học của từng cá nhân và định hƣớng học tập của họ, tất cả các yếu tố này tác động tới quá trình lựa chọn phƣơng pháp học.

Mặt khác các yếu tố giữa đặc điểm nhận thức của sinh viên tác động đến nhận thức của giảng viên, ví dụ nhƣ trong quá trình giảng dạy nhận thấy đƣợc sinh viên hứng thú với cách dạy nào thì giảng viên sẽ cố gắng phát huy và duy trì phƣơng pháp dạy học đó sao cho sinh viên tiếp thu bài một cách tốt nhất, hoặc thông qua giảng dạy giảng viên nắm đƣợc lực học của sinh viên để điều chỉnh cách đánh giá kết quả sao cho phù hợp. Nhƣ vậy các yếu tố giữa đặc điểm của sinh viên và nội dung học tập có sự tác động qua lại và tƣơng tác với nhau.

Về nội dung học tập: Bigg, Ramsden, Hascsall và Joyce cho rằng các yếu tố trong bối cảnh học tập sẽ ảnh hƣởng đến nhận thức của sinh viên kế toán và cách tiếp cận của họ để học tập. Có bốn yếu tố chủ chốt trong bối cảnh giảng dạy đã đƣợc xác định gồm: Phƣơng pháp giảng dạy, chƣơng trình giảng dạy, quá trình đánh giá và môi trƣờng học tập(Abraham 1995a, 1995b; Ramsden 1992)

Sự khác biệt lớn nhất của mô hình này với các mô hình trên chính là liên kết trực tiếp giữa các yếu tố cá nhân của sinh viên và cách sinh viên tiếp cận để học. Nếu những yếu tố này đƣợc mở rộng để kết hợp với các yếu tố văn hóa, liên kết này trở nên mạnh mẽ hơn (Cooper 2004; Hofstede 1994; Merriam và Mohamad 2000; Shafer và Park 1999).

Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu 3P của Bigg, Ramsden, Hascsall và Joyce (Nguồn:Biggs, Ramsden, Hascsall và Joyce (1995))

b. Phương pháp học

Bigg đã mở rộng nghiên cứu trƣớc đây bằng cách xác định một cách tiếp cận thứ ba để học tập. Ông đã gọi cách tiệp cận đó là “Mô tả cách thức mà sinh viên tổ chức các bối cảnh không gian và thời gian xung quanh các nhiệm vụ" Kết hợp ba loại phƣơng pháp học tập ở trên, Biggs cùng các cộng sự phát triển thành một mô hình trong đó phƣơng pháp học tập của sinh viên bao gồm các yếu tố về động cơ học tập, phƣơng pháp tiếp cận sâu và phƣơng pháp tiếp cận bề mặt.

Ông và các cộng sự khẳng định rằng phƣơng pháp tiếp cận bề mặt có khả năng đƣợc xác định bằng quá trình thu hồi chính xác, nhƣng rời rạc của những gì đƣợc học trƣớc đây; phƣơng pháp tiếp cận sâu để phân tích và xâu chuỗi các kiến thức đã học và kiến thức mới; động cơ học tập thể hiên mục đích và sự hứng khởi của sinh viên trong quá trình học (Biggs,1987b).

NỘI DUNG GIẢNG DẠY Chƣơng trình học

Phƣơng pháp giảng dạy Quá trình đánh giá PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP Động cơ học tập PP tiếp cận chung PP tiếp cận sâu ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN Kiến thức Quan niệm về học tập Định hƣớng học tập KẾT QUẢ ĐẦU RA Kết quả đầu ra Kết quả về thái độ Nhận thức của SV Nhận thức của GV

Hiệu quả giảng dạy Hiệu quả học tập ĐẶC ĐIỂM PRESAGE QUÁ TRÌNH PROSESS SẢN PHẨM PRODUCT

Thông qua quá trình nghiên cứu ông cho rằng dựa vào động cơ học tập sinh viên sẽ lựa chọn chiến lƣợc học tập của mình, tuy nhiên bối cảnh giảng dạy lại tác động tới việc lựa chọn phƣơng pháp học tập của sinh viên.

c. Kết quả đầu ra

Theo Biggs cùng các cộng sự thì kết quả của sinh viên có thể đƣợc xác định trên hai khía cạnh đó là về kết quả và về thái độ. Liên quan đến kết quả, nghiên cứu của Ramsden (1992) tại Anh, Úc và Cannada đã chỉ ra ba mục tiêu giáo dục chính đƣợc thống kê khách quan tại Bảng dƣới.Tuy nhiên, ông cũng xác minh rằng các mục tiêu có mối liên hệ quan trọng với nhau bởi vì “Mô hình chung của chúng là sự kết nối giữa quá trình giảng dạy và những gì sinh viên học đƣợc với chƣơng trình của bộ giáo dục, mục đích để tiếp nhận mục tiêu chung đề ra”

Bảng 1.1. Các mục tiêu giáo dục chung

(Nguồn : Ramsden (1992, p 20))

1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN BẬC CAO ĐẲNG

Bất kỳ một quy trình đào tạo nào cũng đều dựa trên một mục tiêu để hƣớng tới, hoạt động đào tạo kế toán bậc Cao đẳng dựa trên khuôn khổ chƣơng trình khung của Bộ giáo dục đề ra. Đối với các chuyên ngành khác nhau sẽ đƣợc xây dựng dựa trên những mục tiêu đào tạo khác nhau, thông qua mục tiêu đào tạo để xây dựng chƣơng trình đào tạo và cách thức đào tạo sao cho phù hợp với đặc điểm của từng trƣờng. Hoạt động đào tạo kế toán bậc Cao đẳng có các đặc điểm chung đƣợc thể hiện ở ba đặc điểm sau:

1. Dạy sinh viên phân tích các ý tƣởng hoặc các vấn đề quan trọng; 2. Phát triển các kỹ năng trí tuệ / tƣ duy của sinh viên;

1.3.1. Mục đích đào tạo

a. Mục tiêu chung

Luật giáo dục đại học năm 2012 (Quốc hội) nêu chi tiết mục tiêu của đào tạo bậc cao đẳng. Về mặt kiến thức, các cơ sở đào tạo phải “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế” (trích Điều 5, Mục 1a, Luật giáo dục đại học năm 2012).

Về mặt kỹ năng, hành vi, thái độ, Luật cũng nêu rõ “Đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tƣơng xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trƣờng làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” (trích Điều 5, Mục 1b, Luật giáo dục đại học năm 2012).

b. Đối với mục tiêu cụ thể

Luật giáo dục đại học năm 2012(Quốc hội) đã nêu chi tiết mục tiêu cụ thể của đào tạo bậc Cao đẳng. Cụ thể về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, các cơ sở phải “Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết đƣợc tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thƣờng thuộc ngành đƣợc đào tạo (trích Điều 5, Mục 2a, Luật giáo dục đại học năm 2012).

1.3.2. Chƣơng trình đào tạo

Luật giáo dục đại học năm 2012(Quốc hội) đã trình bày chi tiết chƣơng trình đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng. Đối với chƣơng trình đào tạo bậc Cao đẳng Luật nêu rõ “Chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của ngƣời học sau khi tốt nghiệp; nội

dung đào tạo, phƣơng pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chƣơng trình đào tạo khác” (trích Điều 36, Mục 2a, Luật giáo dục đại học năm 2012).

1.3.3. Cách thức đào tạo

Luật giáo dục đại học năm 2012 (Quốc hội) nêu chi tiết cách thức đào tạo ở bậc Cao đẳng. Về mặt tổ chức, các cơ sở đào tạo cần “Việc tổ chức và quản lý đào tạo đƣợc thực hiện theo niên chế hoặc tín chỉ” (trích Điều 37, Mục 1, Luật giáo dục đại học năm 2012).

Về mặt quản lý đào tạo, các cơ sở cần tuân thủ “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ, thực hiện quy chế và chƣơng trình đào tạo đối với mỗi trình độ đào tạo, hình thức đào tạo” (trích Điều 37, Mục 2, Luật giáo dục đại học năm 2012).

Mặt khác, về mặt liên kết đào tạo, Luật cũng nêu rõ “Cơ sở giáo dục đại học chỉ đƣợc liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo hình thức giáo dục thƣờng xuyên với cơ sở giáo dục là trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp tỉnh, trƣờng của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lƣợng vũ trang nhân dân với điều kiện cơ sở giáo dục đƣợc liên kết đào tạo bảo đảm các yêu cầu về môi trƣờng sƣ phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thƣ viện và cán bộ quản lý” (trích Điều 37, Mục 3, Luật giáo dục đại học năm 2012).

Đồng thời Luật cũng quy định rõ về việc ban hành các quy chế đạo tạo và liên quan đến liên kết đào tạo “Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo và liên kết đào tạo.”(trích Điều 37, Mục 4, Luật giáo dục đại học năm 2012).

CHƢƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI

2.1.1. Tổng quan về trƣờng Cao đẳng Thƣơng Mại Đà Nẵng

Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại (trực thuộc Bộ Thƣơng mại, nay là Bộ Công Thƣơng) đƣợc thành lập ngày 26/6/2006. Trụ sở chính đặt tại số 45 Dũng Sỹ Thanh Khê – Thanh Khê - Đà Nẵng.

Trƣờng là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hoạt động trên phạm vi cả nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực thƣơng mại và du lịch theo đúng các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, Trƣờng đã phối hợp với các Trƣờng thành viên trực thuộc Bộ nhằm tổ chức nghiên cứu và thực nghiệm khoa học công nghệ phục vụ công tác giáo dục, sản xuất kinh doanh của ngành thƣơng mại, du lịch. Trong hoạt động đào tạo, Trƣờng tổ chức hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các Trƣờng, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, Trƣờng còn thực hiện liên kết với các cơ sở kinh doanh để gắn giữa đào tạo và sử dụng nguồn lực, tạo điều kiện để sinh viên sau khi ra trƣờng có cơ hội việc làm tốt.

Trên 40 năm phấn đấu xây dựng và trƣởng thành, đến nay Nhà trƣờng đã tuyển sinh trên cả nƣớc với 17 chuyên ngành bậc cao đẳng, chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng chính quy 2100 sinh viên mỗi năm học và bậc Trung cấp chuyên nghiệp với ba chuyên ngành, chỉ tiêu 100 học sinh mỗi năm. Ngoài ra, Nhà trƣờng còn đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa học vừa làm, đào tạo thƣờng xuyên nghiệp vụ ngắn hạn và bồi dƣỡng các chuyên ngành nhƣ : Quản trị doanh nghiệp thƣơng mại, Kế toán khách sạn nhà hàng, Kế

toán doanh nghiệp, Kế toán thƣơng mại dịch vụ, kiểm toán doanh nghiệp. Với một số lƣợng lớn sinh viên đang theo học, trƣờng Cao đẳng Thƣơng Mại là một trong các trƣờng trực thuộc Bộ Công Thƣơng có đội ngũ giảng viên đông đảo có chuyên môn và trình độ cao để phục vụ cho công tác giảng dạy. Theo thống kê của Phòng Hành chính - Tổ chức tháng 12/2015, trƣờng có tổng số lƣợng giảng viên cơ hữu là 200 (trong đó có 4 tiến sỹ, 50 nghiên cứu sinh, 120 thạc sỹ, 20 cao học viên, 6 đại học), Đội ngũ này có đủ khả năng để thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong Nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành kế toán về mối liên hệ giữa bối cảnh giảng dạy, phương pháp học và kết quả đầu ra tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng (Trang 27)