BỐI CẢNH GIẢNG DẠY THUỘC NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành kế toán về mối liên hệ giữa bối cảnh giảng dạy, phương pháp học và kết quả đầu ra tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng (Trang 37 - 39)

8. Kết cấu luận văn

2.2. BỐI CẢNH GIẢNG DẠY THUỘC NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG

Đến năm 2014, khi Bộ Giáo Dục ngừng việc đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng lên Đại học, Nhà trƣờng tập trung tuyển sinh cho các nhóm sinh viên kế toán thuộc khối Cao đẳng và Trung cấp.

Cho đến năm 2016, Trƣờng đã ký hợp tác toàn diện với trƣờng Đại học Thƣơng Mại Hà Nội, đồng thời vào thời gian này Bộ Giáo Dục đã mở cho các trƣờng đƣợc đào tạo liên thông trở lại tạo điều kiện cho sinh viên tại trƣờng sau khi đã ra trƣờng, hoặc sinh viên vừa tốt nghiệp tại trƣờng có cơ hội tiếp tục liên thông trong khoảng thời gian 1,5 năm để có đƣợc bằng đại học nhƣ mong muốn.

Hiện tại tổng số sinh viên thuộc Khoa quản lý là 1.061 sinh viên, trong đó cao đẳng khóa 6 gồm 408 sinh viên, cao đẳng khóa 7 gồm 275 sinh viên, cao đẳng khóa 8 gồm 337 sinh viên; các lớp trung cấp 2 khóa (37+ 38) gồm 41 học sinh. Đây là Khoa có số lƣợng sinh viên tƣơng đối cao ở Trƣờng.

2.2. BỐI CẢNH GIẢNG DẠY THUỘC NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG TRƢỜNG

2.2.1. Phƣơng pháp giảng dạy

Khoa hiện có 27 giảng viên cơ hữu, 2 giảng viên kiêm chức. Trong đó có 7 NCS, 14 thạc sỹ và 6 cử nhân đang theo học chƣơng trình sau đại học. Số lƣợng giảng viên trẻ chiếm phần lớn, do vậy để áp ứng yêu cầu giảng dạy, ngoài việc hoàn thành khối lƣợng giảng dạy, một số giảng viên còn phải tham gia học tập nâng cao trình độ để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyên môn và kỹ nẵng nghề nghiệp. Với chiến lƣợc phát triển của Trƣờng là”Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng, Đại học có kỹ năng thực hành thành thạo”, Khoa đã tập trung chú trọng đến phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên về cả

hai khía cạnh, chuyên môn và giảng dạy thực hành.

Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống là cách thức dạy học quen thuộc đƣợc duy trì qua nhiều thế hệ tại Trƣờng, với phƣơng pháp này vai trò của giảng viên trong Khoa là rất quan trọng, bởi chính mỗi một giảng viên là trung tâm truyền tải kiến thức cho sinh viên. Thực tế cho thấy, với phƣơng pháp học này sinh viên hầu nhƣ chƣa chủ động trong việc tự học tập cho bản thân, hầu hết các kiến thức có đƣợc thông qua sự truyền đạt từ giảng viên, sinh viên chỉ học những gì đã đƣợc học, đã đƣợc thực hành mà không tự tìm tòi nghiên cứu thêm, do đó sinh viên trở nên thụ động và ỷ lại. Nhận thấy đƣợc thực trạng đó, Khoa đã tổ chức và tham gia các khóa tập huấn về quá trình đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm đáp ứng kịp thời từ việc chuyển đổi hình thức học niên chế sang tín chỉ nhằm mục đích cải thiện đƣợc chất lƣợng giảng dạy. Phƣơng pháp giảng dạy tích cực đã đƣợc áp dụng và duy trì cho đến nay. Với phƣơng pháp này, đặc biệt với những môn học kế toán, giảng viên thƣờng cho sinh viên lập nhóm, tự tổng hợp kiến thức của bài cần học, trình bày và tranh luận với các nhóm khác để tạo đƣợc sự lôi cuốn trong học tập cho sinh viên. Sinh viên tự tìm hiểu nội dung của bài học thông qua sự gởi mở và tƣơng tác với giảng viên, nhận thấy với phƣơng pháp giảng dạy này sinh viên chủ động học tập hơn, mạnh dạn hỏi về những kiến thức chƣa biết, mạnh dạn trình bày những cách hiểu khác, do vậy giảng viên có thể thấy đƣợc những kiến thức mà sinh viên còn thiếu, còn hiểu sai để có thể giải đáp kỹ càng hơn.

Quá trình áp dụng phƣơng pháp giảng dạy mới, bƣớc đầu sinh viên còn e dè, tuy nhiên với sự tập quen dần phong cách học tập mới, các em hầu nhƣ hứng thú và tích cực học tập hơn. Điều này cũng đã thể hiện đƣợc ở kết quả học tập của sinh viên tại Khoa qua các năm học. Để cái thiện phƣơng pháp giảng dạy ngày một tốt hơn, hàng tháng Khoa thƣờng tiến hành tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật, đƣa ra các chủ điểm, các thông tƣ, các chính sách mới

để tiến hành thảo luận, nhằm mục đích thống nhất phƣơng pháp giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn cho mỗi giảng viên. Đặc biệt, đối với những giảng viên trẻ, trong những năm đầu sẽ dành thời gian để tìm hiểu về thực tế nhƣ đi thực tập ở các doanh nghiệp để thấy đƣợc sự khác biệt giữa lý thuyết giảng dạy và cách làm thực tế để giảng dạy sinh động hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành kế toán về mối liên hệ giữa bối cảnh giảng dạy, phương pháp học và kết quả đầu ra tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)