Đánh giá phù hợp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành kế toán về mối liên hệ giữa bối cảnh giảng dạy, phương pháp học và kết quả đầu ra tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng (Trang 39 - 40)

8. Kết cấu luận văn

2.2.2. Đánh giá phù hợp

Đánh giá kết quả đầu ra của sinh viên tại Trƣờng đƣợc thực hiện theo quy chế 43 (2007), quy chế 57 (2012) của Bộ giáo dục và đào tạo. Quá trình đánh giá dựa trên ba mặt gồm: Mặt kiến thức, mặt kỹ năng và mặt thái độ.

Về mặt kiến thức: Đánh giá về mặt kiến thức đƣợc chia nhỏ thành từng giai đoạn bao gồm: Bài kiểm tra đánh giá giữa kỳ, bài kiểm tra đánh giá kết thúc học phần, kết quả học tập của môn học đƣợc lấy bằng điểm trung bình chung của hai bài kiểm tra đánh giá. Với mỗi kỳ học đƣợc kéo dài trong vòng 15 tuần, bài kiểm tra giữa kỳ đƣợc giảng viên phụ trách biên soạn sẽ đƣợc tiến hành vào giữa tuần thứ 8 và tuần thứ 9, thông qua bài kiểm tra này, giảng viên đánh giá đƣợc mức độ kiến thức mà sinh viên nằm đƣợc, đồng thời nắm đƣợc những kiến thức sinh viên còn thiếu sót để kịp thời bổ sung cho các tuần còn lại. Sau khi kết thúc học kỳ, sinh viên có thời gian ôn tập trong vòng 2 tuần để tiếp tục tham gia bài đánh giá kết thúc học phần. Tất cả các sinh viên thuộc cùng một chuyên ngành học, cùng môn học sẽ đƣợc sử dụng chung một đề thi đƣợc lấy từ ngân hàng đề thi của Khoa đã biên soạn. Kết quả hai bài kiểm tra làm cơ sở đánh giá kết quả học tập của môn học đó.

Cụ thể sinh đƣợc kiểm tra, đánh giá bằng thang điểm 10 theo từng học phần. Mỗi học phần có 3 loại cột điểm gồm điểm thƣờng xuyên (hệ số 0,1), điểm thi giữa học phần (hệ số 0,3) và điểm thi kết thúc học phần (hệ số 0,6). Riêng đối với học phần thực hành chuyên ngành thì đƣợc tính trên cơ sở điểm các bài thực hành do giảng viên giảng dạy tự tổ chức kiểm tra, đánh giá, cho

điểm và tổng kết. Trên cơ sở kết quả đánh giá học phần sinh viên đƣợc tổng hợp thành điểm trung bình chung, điểm tích lũy theo học kỳ, khóa học và đƣợc xét công nhận tốt nghiệp với điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học phải không nhỏ hơn quy định. Sau khi quy đổi điểm số thang điểm 10 ra điểm thang A, B, C, D, F và chuyển lại điểm số theo thang điểm 4.

Về mặt kỹ năng: Đƣợc đánh giá dựa trên kỹ năng hoàn thành các sổ sách kế toán có liên quan, hoàn thành các bài thực hành mà giảng viên giao. Sau khi hoàn thành bài thực hành, giảng viên tiến hành thu bài và chấm điểm dựa trên quá trình làm bài và bài làm của SV.

Về mặt thái độ: Đối với mỗi học phần, đánh giá về mặt thái độ đƣợc thể hiện thông qua cột điểm chuyên cần. Tức là điểm danh lại quá trình SV tham gia buổi học, đây là cột điểm với hệ số một, cùng kết hợp với bài đánh giá giữa kỳ, bài đánh giá cuối kỳ để có kết quả học tập cuối cùng của học phần đó. Mặt khác, để thúc đẩy sinh viên trong quá trình học, giảng viên có thể cho thêm điểm cộng để trong quá trình sinh viên tham gia làm bài tập tốt. Điểm cộng chạy trong khoảng từ 1 tới 2 điểm, và sẽ đƣợc cộng vào bài kiểm tra giữa kỳ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành kế toán về mối liên hệ giữa bối cảnh giảng dạy, phương pháp học và kết quả đầu ra tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)