Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm quảng ngãi (Trang 29 - 33)

6 .Tổng quan nghiên cứu

1.4. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.1. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho

* Nguyên tắc kế toán chung:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02, hàng tồn kho đƣợc tính theo

giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

* Lựa chọn phương pháp kế toán.

Hệ thống quản lý HTK:Hàng tồn kho đƣợc quản lý theo hai phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và kiểm kê định kỳ

Phƣơng pháp tính giá hàng xuất kho: Theo chuẩn mực số 02 - Hàng tồn

kho, việc tính trị giá xuất kho đƣợc áp dụng 1 trong 4 phƣơng pháp sau: phƣơng pháp nhập trƣớc – xuất trƣớc, phƣơng pháp nhập sau – xuất trƣớc, phƣơng pháp thực tế đích danh, phƣơng pháp bình quân gia quyền. Với mỗi phƣơng pháp mà đơn vị áp dụng sẽ ảnh hƣởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính.

Phƣơng pháp thực tế đích danh: là phƣơng án tốt nhất trong các phƣơng pháp tính giá xuất kho, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho đƣợc phản ánh trên báo cáo tài chính đúng theo giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên, việc áp dụng phƣơng pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện đƣợc thì mới có thể áp dụng đƣợc phƣơng pháp này.

Phƣơng pháp bình quân gia quyền: Theo phƣơng pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho đƣợc tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị của từng loại hàng tồn kho đƣợc mua vào hoặc sản xuất trong kỳ. Phƣơng pháp bình quân đƣợc tính theo mỗi thời kỳ hay sau mỗi lần nhập hàng, tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Phƣơng pháp này có ƣu điểm đơn giản, dễ tính toán nhƣng trị giá hàng xuất không chịu ảnh hƣởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại. Vì vậy, phƣơng pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giá thực tế.

Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc: cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho khác. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.

Phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc: phƣơng pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tƣơng đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phƣơng pháp này sẽ đảm bảo đựơc yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trƣờng của hàng thay thế.

Việc lựa chọn phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho sẽ có ảnh hƣởng đến tính trung thực và hợp lý trong việc trình bày giá trị hàng tồn kho trên báo cáo tài chính và kết quả lãi, lỗ của các hoạt động của một doanh nghiệp.

Với ý nghĩa đó, trên cơ sở ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho, đặc điểm và yêu cầu quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, kế toán mỗi doanh nghiệp xác định phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp cho mục tiêu của doanh nghiệp mình.

* Ước tính kế toán.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:Theo chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho, vào thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp sẽ xem xét giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho trên thị trƣờng để xác định mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tăng lên, từ đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Việc đƣa ra các khoản chi phí tiêu thụ ƣớc tính là tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của doanh nghiệp. Đây là một trong những ƣớc tính kế toán nên chuẩn mực luôn tạo ra các khoảng không cho doanh nghiệp tự do lựa chọn. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho cuối năm đó. Trƣờng hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoảng dự phòng hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoảng dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trƣớc thì số chênh lệch lớn hơn phải đƣợc hoàn nhập để đƣợc đảm cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc có thể nhỏ hơn giá thuần có thể thực hiện đƣợc) hoặc giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc).

Việc hoàn nhập hay trích lập thêm dự phòng trong năm tiếp theo cũng tùy thuộc vào mức lựa chọn theo ý muốn chủ quan của các nhà quản trị. Mỗi sự lựa chọn này đều ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ghi nhận chi phí và dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong kỳ từ đó ảnh hƣởng khoản mục tài sản và lợi nhuận trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chƣa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất, để xác định đƣợc giá thành của một sản phẩm doanh nghiệp phải tiến hành ƣớc tính giá trị sản phẩm dở dang. Để ƣớc tính đƣợc giá trị sản phẩm dở dang doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nhƣ:

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vật liệu chính) tiêu hao.

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng.

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.

Cho dù chọn lựa theo cách thức nào, nhƣng cách thức tính toán thể hiện một chính sách đo lƣờng của doanh nghiệp, đảm bảo tính trung thực của thông tin về sản phẩm dở dang.

Việc lựa chọn các phƣơng pháp khác nhau sẽ làm ảnh hƣởng đến gía thành của sản phẩm khác nhau vì: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Với mỗi phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác nhau thì giá trị sản phẩm dở dang sẽ khác nhau. Cụ thể nhƣ doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính trên giá trị nguyên vật liệu còn các chi phí chế biến khác xem nhƣ không ảnh hƣởng không tính, ngƣợc lại nếu doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng thì giá trị sản phẩm dở dang đều đƣợc đánh giá trên ba loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhƣ vậy trong cùng một lƣợng sản phẩm dở dang nếu đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì giá trị sản phẩm dở dang sẽ nhỏ hơn so với

phƣơng pháp khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng. Điều này cho thấy khi giá trị sản phẩm dở dang bé thì giá thành sản phẩm cao và giá vốn của hàng bán cao dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm và ngƣợc lại.

Nhƣ vậy, nếu doanh nghiệp xác định phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang không hợp lý sẽ ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu về sản phẩm dở dang, thành phẩm, chi phí giá vốn trên báo cáo tài chính. Từ đó ảnh hƣởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm quảng ngãi (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)