Chính sách kế toán về giao dịch bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm quảng ngãi (Trang 36 - 38)

6 .Tổng quan nghiên cứu

1.4. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.3. Chính sách kế toán về giao dịch bằng ngoại tệ

Thông thƣờng khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ doanh nghiệp đồng thời với việc theo dõi số nguyên tệ còn phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ

giá thực tế bình quân liên ngân hàng. Việc quy đổi ra đồng Việt Nam tất yếu sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Chênh lệch này đƣợc chia ra các giai đoạn

- Giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giai đoạn hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản(giai đoạn trƣớc hoạt động)

Theo chuẩn mực kế toán số 10 “Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ, phần chênh lệch tỷ giá hối đoái đƣợc xử lý nhƣ sau:

Trong giai đoạn đầu tƣ xây dựng cơ bản của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tƣ xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính đƣợc phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng Cân đối kế toán. Khi hoàn thành đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tƣ xây dựng đƣợc phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tƣ xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ đƣợc ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính.

Khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ xuất ngoại tệ, tỷ giá xuất ngoại tệ đƣợc xác định theo 1 trong 4 phƣơng pháp bao gồm: phƣơng pháp nhập trƣớc – xuất trƣớc, phƣơng pháp nhập sau – xuất trƣớc, phƣơng pháp thực tế đích danh và phƣơng pháp bình quân gia quyền. Khi doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp khác nhau sẽ dẫn đến tỷ giá xuất ngoại tệ khác nhau. Vì thế, tùy theo tỷ giá ngoại tệ trên thị trƣờng và tùy từng điều kiện cụ thể, doanh

nghiệp có thể lựa chọn phƣơng pháp này hoặc phƣơng pháp khác. Việc lựa chọn các phƣơng pháp nào sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ giá xuất ngoại tệ hạch toán trong kỳ. Từ đó, có thể ảnh hƣởng đến doanh thu hoặc chi phí phát sinh trong kỳ và làm cho lợi nhuận tăng lên hoặc giảm đi. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm quảng ngãi (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)