Chính sách kế tốn về nợ phải trả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm quảng ngãi (Trang 38)

6 .Tổng quan nghiên cứu

1.4. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TỐN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.4. Chính sách kế tốn về nợ phải trả

Các khoản phải trả ở đây chỉ xem xét các khoản nợ xảy ra khơng theo dự tính ban đầu mà phải ƣớc tính thƣờng xuyên để xác định sự giảm sút về kinh tế có thể xảy ra hay không nhƣ: dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả, … Đây là các khoản nợ không chắc chắn về thời gian và giá trị. Vì vậy mà phải có phƣơng pháp ƣớc tính: ƣớc tính giá trị hợp lý về khoản chi phí, ƣớc tính về kết quả và ảnh hƣởng tài chính thơng qua đánh giá của ban giám đốc hoặc nhiều phƣơng pháp đánh giá để ghi nhận giá trị các khoản mục không chắc chắn. Điều này tùy thuộc cách đánh giá của nhà quản trị, nếu các khoản dự phịng này do doanh nghiệp ƣớc tính lớn làm cho chi phí kinh doanh trong kỳ cao và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống. Vì vậy việc xác định các khoản nợ này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến khoản mục nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán và lợi nhuận của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.5. Chính sách kế tốn về doanh thu

Với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, kế toán ghi nhận doanh thu phải tuân theo nguyên tắc phù hợp với các chi phí đã chi ra.

* Đối với các khoản doanh thu về sản xuất, kinh doanh, thương mại và thu nhập khác thì việc ghi nhận doanh thu tuân theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác

- Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ: Bán hàng; cung cấp dịch vụ; tiền lãi, và lợi nhuận đƣợc chia; các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên.

- Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua.

+ Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm sốt hàng hóa.

+ Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn.

+ Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

+ Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

- Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ đƣợc ghi nhận khi kết quả giao dịch đó đƣợc xác định một cách đáng tin cậy.

Trƣờng hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu đƣợc ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần cơng việc đã hồn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế tốn của kỳ đó. Phần cơng việc hoàn thành đƣợc xác định theo một trong ba phƣơng pháp tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ:

+ Đánh giá phần cơng việc hồn thành

+ So sánh tỷ lệ % giữa khối lƣợng công việc đã hồn thành với tổng khối lƣợng cơng việc phải hoàn thành

+ Tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ƣớc tính để hồn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.

định kỳ hay các khoản ứng trƣớc của khách hàng.

Một trong ba phƣơng pháp xác định phần cơng việc hồn thành để ghi nhận doanh thu trong kỳ phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Các nhà quản trị có thể ghi nhận tăng doanh thu trong kỳ so với thực tế bằng cách đánh giá phần cơng việc hồn thành, tỷ lệ % giữa khối lƣợng công việc đã hồn thành với khối lƣợng cơng việc phải hồn thành hoặc tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ƣớc tính để hồn thành tồn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ tăng lên. Hoặc ngƣợc lại có thể ghi nhận doanh thu giảm đi. Việc xác định mức doanh thu ghi nhận trong kỳ sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận kế toán trong kỳ, từ đó có thể làm cho lợi nhuận kế tốn tăng lên hoặc giảm đi. Điều này sẽ gây ảnh hƣởng trực tiếp đến báo cáo tài chính trong kỳ của doanh nghiệp.

1.4.6. Chính sách kế tốn về chi phí đi vay

Chi phí đi vay bao gồm lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp, bao gồm: lãi tiền vay, chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục vay, trả lãi vay định kỳ về thuê tài chính,...Đối với các khoản chi phí đi vay phát sinh trong kỳ doanh nghiệp cần phân biệt khoản chi phí nào đƣợc vốn hóa vào ngun giá TSCĐ, khoản chi phí nào khơng đƣợc phép và chỉ đƣợc ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc phân biệt này ảnh hƣởng đến lợi nhuận của kỳ báo cáo vì giả thuyết rằng tất cả các khoản chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đều đƣợc ghi nhận vào chi phí tài chính từ đó sẽ làm cho chi phí trong kỳ tăng lên dẫn đến giảm lợi nhuận. Điều này làm ảnh hƣởng trực tiếp đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc xác định khoản chi phí đi vay nào đƣợc vốn hóa, khoản nào khơng đƣợc vốn hóa, thời điểm nào vốn hóa, thời điểm nào chấm dứt việc vốn hóa ranh giới xác định này doanh nghiệp có thể lựa chọn. Ví dụ, chi phí đi vay liên quan đến việc xây dựng một xƣởng sản xuất sẽ đƣợc vốn

hố trong kỳ khi các chi phí phát sinh liên quan đến q trình xây dựng nhà xƣởng đó đƣợc lấy từ vốn vay để làm. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh cho quá trình xây dựng cơ bản đó để giữ lại mà khơng có đƣa vào hoạt động xây dựng nhà xƣởng thì chi phí đi vay khơng đƣợc vốn hố. Song việc có đƣa vào hoạt động xây dựng hay không tùy theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các chính sách kế tốn nhƣ: Khái niệm, vai trò, mục tiêu của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các chính sách kế tốn. Luận văn giới thiệu một số chính sách kế tốn liên quan trực tiếp đến các đặc thù hoạt động của công ty đang nghiên cứu cũng nhƣ các lựa chọn của chính sách nằm trong phạm vi chuẩn mực cho phép nhằm mục tiêu quản trị lợi nhuận, chính sách thuế của Nhà nƣớc, thơng tin cung cấp ra bên ngồi và khả năng của kế toán,…Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho chƣơng thứ hai khi tác giả đi vào phân tích thực trạng chính sách kế tốn tại Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi.

CHƢƠNG 2

THỰC TẾ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TỐN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI QUẢNG NGÃI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi là DN nhà nƣớc đƣợc thành lập năm 1990 theo Quyết định 501/QĐ-UB ngày 31/03/1990 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, với chức năng kinh doanh thƣơng mại – dịch vụ và xuất nhập khẩu.

Công ty nông sản thực phẩm Quảng Ngãi đƣợc thành lập trên cơ sở CPH DN nhà nƣớc theo nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 16/11/2003 của Chính phủ về việc chuyển DN nhà nƣớc cơng ty cổ phần và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 252/QĐ-UB về việc chuyển công ty nông sản thực phẩm Quảng Ngãi thành cơng ty cổ phần hóa diễn ra và đƣợc Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi ra đời với số vốn điều lệ ban đầu 12.237.000.000 VNĐ và cho đến ngày 31/12/2010 vốn điều lệ đã tăng lên 46.922.000.000 VNĐ. Hiện nay cơng ty có 9 đơn vị trực thuộc một văn phịng đại diện và một Cơng ty con.

Trãi qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty nông sản thực phẩm Quảng Ngãi đã có nhiều nổ lực cố gắng vƣợt bậc, ln vƣợt qua khó khăn và đã đạt đƣợc hiệu quả khả quan đảm bảo cung cấp tinh bột sắn cho nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phƣơng, chất lƣợng sản phẩm ngày càng đƣợc nâng cao mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhƣ Công ty đầu tƣ xây dựng nhà máy tinh bột mỳ ở Quảng Ngãi (Nhà máy sản xuất tinh bột mỳ Tịnh Phong – Quảng Ngãi, nhà máy tinh

bột mỳ Sơn Hải – Quảng Ngãi, và các nhà máy tinh bột sắn ở các tỉnh nhƣ nhà máy sản xuất tinh bột sắn Dăkto (tỉnh KonTum). Nhà máy tinh bột sắn Tân Châu (tỉnh Tây Ninh), Nhà máy tinh bột sắn Mang Yang (tỉnh Gia Lai). Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới luôn là một trong những hoạt động đƣợc quan tâm hàng đầu tại Công ty các nhà máy luôn sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm phù hợp với thị hiếu trên thị trƣờng.

Với tầm nhìn và quan điểm phát triển trên đây, nhận thức đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ các cơ hội và các thách thức đặt ra, Cơng ty nhận thấy cần có những chiến lƣợc phát triển sau đây:

Phát triển ổn định vùng nguyên liệu sắn: sắn vẫn là ngành cốt lõi trong hoạt động của công ty trong những năm tới đây, phát triển ổn định cả về lƣợng và chất. Vùng nguyên liệu sắn là chiến lƣợc phát triển nguyên liệu chủ yếu của công ty, bảo đảm sự phát triển dài hạn và đồng thời cũng là thực hiện các cam kết của Công ty.

- Về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm:

Công ty đã từng bƣớc tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu và nội địa, bằng cách nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Nhấn mạnh thị trƣờng Trung Quốc là thị trƣờng chính tiêu thụ tinh bột sắn, mở rộng thị trƣờng Đài Loan và Nhật Bản

Công ty cổ phần nơng sản thực phẩm Quảng Ngãi là DN đã có gần 10 năm sản xuất – kinh doanh tinh bột sắn. Sản phẩm tinh bột sắn là sản phẩm đƣợc dùng làm lƣơng thực tại Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, riêng thị trƣờng Trung Quốc nhu cầu tinh bột sắn cho lƣơng thực và công nghiệp rất lớn. Để ổn định và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm Công ty ln chú trọng về uy tín và chất lƣợng tinh bột mì.

Đã dung hịa hoạt động sản xuất kinh doanh: Là chiến lƣợc giảm nhẹ rút ra phát huy tất cả tiềm năng ƣu thế, không để kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chỉ lệ thuộc duy nhất vào ngành sản xuất tinh bột sắn.

Chính sách của nhà nƣớc đối với các tỉnh miền trung đặc biệt là miền trung du miền núi nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống vẫn trồng cây sắn trên những chân đất phù hợp và áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác bền vững nhƣ thâm canh, xen canh để đảm bảo thu nhập ổn định hàng năm cho nông dân nghèo ở miền núi và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột và sản xuất cồn Ethanol làm nhiên liệu và đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” Để tăng cƣờng hiệu quả từ việc chế biến sắn và đáp ứng nhu cầu cồn thực phẩm trong nƣớc và khu vực Công ty đã đầu tƣ xây dựng nhà máy cồn Ethanol tại Đăktô tổng vốn đầu tƣ 400 tỷ đồng.

-Phát triển tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:

Áp dụng các nguyên liệu quản trị doanh nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.

-Phát triển nguồn nhân lực :

Qua khảo sát thực tế, trong 5 năm qua sau khi cổ phần hóa, tốc độ phát triển của công ty liên tục tăng làm cho mức đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc tăng lên, điều này đƣợc thể hiện trên bản 2.1.

Bảng 2.1 Doanh thu và lợi nhuận của công ty từ năm 2008-2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

DT và thu nhập khác 719.111 802.975 1.064.343 1.562.154 1.789.842

Lợi nhuận sau thuế 33.619 48.329 77.626 46.548 73.994

TSCĐ 129.795 157.319 366.799 467.219 597.855

Nguồn vốn 288.651 330.281 737.539 1.086.706 1.27.316

TNBQ/ngƣời/tháng 3.76 4.70 5.0 6.32 7.02

Nộp ngân sách nhà nƣớc 15.051 43.334 74.075 82.057 93.546

Tuy nhiên, quá trình phát triển của cơng ty cổ phần nơng sản thực phẩm Quảng Ngãi cũng gặp khơng ít khó khăn.

Sự cạnh tranh những DN cùng ngành nghề trong nƣớc cũng nhƣ trung khu vực là một thách thức đối với công ty.

- Các địa phƣơng có Nhà máy sản xuất tinh bột sắn của công ty luôn thay đổi về quy hoạch vùng nguyên liệu các loại cây trồng sẽ làm cho giảm diện tích trồng sắn và sản lƣợng mua nguyên liệu của các nhà máy, hoạt động sản xuất của các nhà máy của công ty thuộc vào năng suất, sản lƣợng vùng nguyên liệu sắn do vậy chịu tác động bất lợi của thời tiết và khí hậu. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro về nguyên liệu của cơng ty.

- Khả năng về tài chính của cơng ty chƣa đủ mạnh, vốn đầu tƣ còn hạn chế nên khó cạnh tranh với các cơng ty lớn trong nƣớc và ngoài nƣớc

- Đội ngũ cơng nhân đào tạo chính quy cịn ít nên việc tiếp cận và sử dụng các thiết bị kỹ thuật mới cịn khó khăn.

Với những khó khăn trên, Cơng ty đang phấn đấu nổ lực phát huy nội lực cùng với những chú trọng kịp thời của Chính phủ trong lộ trình hội nhập kinh tế nói chung và ngành sắn nói riêng, Cơng ty đã vƣợt qua và đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ.

Cơng ty Cổ phần nơng sản thực phẩm Quảng Ngãi đã vƣợt lên thành một công ty mạnh của tỉnh với 10 đơn vị trực thuộc, nhà máy sản xuất tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi . Nhà máy sản xuất tinh bộ mì Sơn Hải, Nhà máy sản xuất tinh bột mì Sơn Hải- Quảng Ngãi, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đăktô – Kon Tum, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân- Phú Yên, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Tân Châu- Tây Ninh, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Mang Yang – Gia Lai, Trung tâm kinh doanh tổng hợp, Xí nghiệp cơ khí Quảng Ngãi, văn phịng đại diện thành phố Hồ Chí Minh)và một cơng ty con (Công ty TNHH một thành viên May Đông Thành). Các Nhà

máy sản xuất tinh bột sắn của Công ty đã sản xuất sản phẩm tinh bột sắn, sản phẩm của cơng ty đƣợc xuất khẩu 80% cịn lại là tiêu thụ nội địa. Đến nay công ty đã xây dựng đƣợc hệ thống kênh phân phối nhiều lớp đảm bảo tiêu thụ ổn định. Chất lƣợng sản phẩm không ngừng đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và đƣợc Bộ công thƣơng tặng danh hiệu DN xuất khẩu uy tín, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tặng bằng khăn cho công ty đã có thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thƣơng hiệu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và công ty đạt giải thƣởng Sao vàng đất việt về thƣơng hiệu APFCO và sản phẩm tinh bột sắn APFCO, giải thƣởng cúp Sen Vàng Việt nam.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi: phẩm Quảng Ngãi:

Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi đƣợc tổ chức và điều hành theo mơ hình cơng ty cổ phần, tuân thủ theo điều lệ công ty và các quy định của pháp luật hiện hành.

SƠ ĐỒ 2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm quảng ngãi (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)