Chính sách kế toán về tài sản cố định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm quảng ngãi (Trang 33 - 36)

6 .Tổng quan nghiên cứu

1.4. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.2. Chính sách kế toán về tài sản cố định

* Nguyên tắc kế toán chung

TSCĐ đƣợc ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có đƣợc TSCĐ tính đến thời điểm đƣa tài sản đó vào sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ngày ghi nhận ban đầu đƣợc tăng nguyên giá TSCĐ nếu các khoản chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tƣơng lai do sử dụng tài sản. Xác định nguyên giá trong một số trƣờng hợp sau đây

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đƣợc TSCĐ đó tính đến thời điểm đƣa tài sản đó vào sử dụng.

- Một tài sản đƣợc xem là TSCĐ nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn điều kiện sau:

+ Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó.

+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

+ Nguyên giá tài sản phải đƣợc xác định một cách tin cậy.

* Lựa chọn phương pháp kế toán.

- Theo chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình. Đối với khấu hao

TSCĐ hữu hình: Giá trị khấu hao của TSCĐ hữu hình đƣợc phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phƣơng pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Có 3 phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ bao gồm: + Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng

+ Phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần + Phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng sản phẩm

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phƣơng pháp trên để tính và trích khấu hao TSCĐ. Tùy thuộc vào đặc điểm của TSCĐ, hoạt động sản xuất kinh doanh và mục đích của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phƣơng pháp khấu hao thích hợp. Bởi lẽ việc trích khấu hao TSCĐ sẽ đƣợc tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Do đó, lựa chọn phƣơng pháp khấu hao sẽ cho phép dịch chuyển lợi nhuận giữa các niên độ. Cụ thể nhƣ doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần sẽ làm gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận trong những năm đầu, hoặc áp dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng sẽ làm cho phần khấu hao đƣợc ghi nhận vào chi phí liền đều qua các năm sử dụng,…

- Theo chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình và thông tƣ số 203/2009 – Hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Đối với khấu hao TSCĐ vô hình: Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình đƣợc phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ƣớc tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Việc tính khấu hao đƣợc bắt đầu từ khi đƣa TSCĐ vô hình vào sử

dụng. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vƣợt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy.

Việc trích khấu hao TSCĐ vô hình đƣợc ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Do vậy, lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và ƣớc tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ sẽ ảnh hƣởng đến giá trị khấu hao cần trích lập từ đó ảnh hƣởng đến chi phí trong kỳ báo cáo.

Doanh nghiệp có thể thay đổi phƣơng pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích ƣớc tính của tài sản, nếu trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, doanh nghiệp xét thấy có thể thay đổi cách thức ƣớc tính về lợi ích kinh tế trong tƣơng lai mà doanh nghiệp dự tính thu đƣợc. Do đó, có thể thay đổi phƣơng pháp khấu hao.

Ngoài ra, nếu thời gian sử dụng hữu ích ƣớc tính của tài sản khác biệt lớn so với các ƣớc tính trƣớc đó thì thời gian khấu hao phải đƣợc thay đổi tƣơng ứng hoặc thời gian sử dụng hữu ích có thể tăng lên do đầu tƣ thêm chi phí làm tăng năng lực của tài sản so với năng lực hoạt động đƣợc đánh giá ban đầu. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn thay đổi phƣơng pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, việc lựa chọn này nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí ghi nhận trong kỳ để xác định lợi nhuận kỳ báo cáo.

Vì vậy, việc lựa chọn phƣơng pháp trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình và vô hình của doanh nghiệp đều làm ảnh hƣởng trực tiếp đến khoản mục tài sản trong tổng tài sản và nguồn vốn của bảng cân đối kế toán và lợi nhuận của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Ước tính kế toán liên quan đến công tác sửa chữa TSCĐ

Để đảm bảo hoạt động bình thƣờng và ổn định, duy trì năng lực hoạt động cho TSCĐ, doanh nghiệp thƣờng tiến hành sửa chữa, bảo dƣỡng tài sản

cố định. Tùy theo quy mô sửa chữa TSCĐ, chi phí sửa chữa TSCĐ đƣợc phân thành hai loại

- Sửa chữa nhỏ: là loại sửa chữa có mức độ hƣ hỏng nhẹ, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa phát sinh ít. Do vậy, toàn bộ chi phí sửa chữa doanh nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Sửa chữa lớn: là loại sửa chữa có mức độ hƣ hỏng nặng, thời gian sửa chữa dài, chi phí phát sinh sửa chữa nhiều hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. Đặc điểm của sửa chữa lớn TSCĐ là thời gian tiến hành sửa chữa lớn thƣờng dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều.

Nếu doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa lớn ngay từ đầu năm thì doanh nghiệp có thể trích trƣớc chi phí sửa chửa lớn TSCĐ theo kế hoạch. Mức chi phí trích trƣớc đƣợc ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ làm gia tăng chi phí trong kỳ từ đó làm giảm lợi nhuận của kỳ báo cáo. Đây cũng là một trong số các lựa chọn mà các nhà quản trị doanh nhiệp có thể sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của họ.

Nếu doanh nghiệp không có kế hoạch trích trƣớc thì doanh nghiệp sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí trong kỳ. Kế toán có thể lựa chọn số kỳ phân bổ tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị, mức phân bổ chi phí sửa chữa trong từng kỳ sẻ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ đó.

Nhƣ vậy, chính sách phân bổ (trích trƣớc) chi phí sửa chữa TSCĐ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm quảng ngãi (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)