Thị trƣờng thực phẩm hữu cơ trên toàn cầu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân đoạn thị trường người têu dùng thực phẩm hữu cơ tại việt nam theo cách tiếp cận về phong cách sống (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Thị trƣờng thực phẩm hữu cơ trên toàn cầu

a. Nhu cầu về thực phẩm hữu cơ trên toàn cầu

Thị trƣờng thực phẩm hữu cơ toàn cầu không ngừng tăng lên những năm gần đây. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ (FiBL), thị trƣờng thực phẩm hữu cơ toàn cầu năm 2015 đạt con số 81.6 tỷ đô la Mỹ, tƣơng đƣơng 75 tỷ Euro. Trong đó Mỹ là nƣớc dẫn đầu với 35.9 tỷ Euro, tiếp theo là Đức, Pháp và Trung Quốc. Cũng trong năm 2015, những thị trƣờng chủ chốt của thực phẩm hữu cơ đều có mức tăng trƣởng 2 con số[32].

Theo OTA, tại Hoa Kỳ, doanh thu từ các sản phẩm hữu cơ nói chung và thực phẩm hữu cơ nói riêng liên tục tăng trong 10 năm trở lại đây [33]. Năm 2015, con số này đạt gần 40 tỷ đô la Mỹ, tăng 11% so với năm 2014 [34]. Tại Châu Âu, tính đến 2014, thị trƣờng này tăng trƣởng 7% so với 2013. Ngoài ra, chi tiêu cho thực phẩm hữu cơ tính trên thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2014 đƣợc ghi nhận tăng 110% so với 2005 [35].

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, thị trƣờng thực phẩm hữu cơ toàn cầu này đƣợc dự đoán sẽ có mức tăng trƣởng trên 16%/năm [36]. Sự quan tâm đến sức khỏe và sự tăng lên về nhận thức của ngƣời tiêu dùng đối với những lợi ích của thực phẩm hữu cơ đƣợc cho là đóng góp tích cực cho sự tăng trƣởng này.

Đi cùng với sự tăng trƣởng về nhu cầu, diện tích trồng thực phẩm hữu cơ cũng nhƣ số lƣợng các nhà cung cấp loại sản phẩm này cũng tăng lên đáng kể. Năm 2015, có 2.4 triệu nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ đƣợc ghi nhận so với con số 2 triệu của năm 2013. Bên cạnh đó 50.9 triệu hecta đƣợc sử dụng để canh tác nông nghiệp hữu cơ theo thống kê vào cuối năm 2015, tăng 6.5 triệu hecta so với năm 2014, trong đó đứng đầu là Australia, Argentina và Mỹ.

b. Nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngƣời tiêu dùng nhìn nhận thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe hơn, ngon hơn và thân thiện với môi trƣờng hơn (Thøgersen và ctg, 2015; Xie và ctg, 2015). Theo nghiên cứu của Xie và ctg (2015) tại miền Đông Trung Quốc, động lực mạnh mẽ nhất khiến ngƣời tiêu dùng sử dụng thực phẩm hữu cơ là những lợi ích về sức khỏe (95.3% ngƣời trả lời), sau đó là lý do chất lƣợng và sự quan tâm đến môi trƣờng. Chen (2009) cũng chỉ ra rằng động lực lớn nhất khiến các khách hàng ở Đài Loan mua thực phẩm hữu cơ là sự quan tâm đến sức khỏe và môi trƣờng. Trong đó lý do đầu tiên đƣợc nhiều ngƣời đồng tình hơn.

Các nghiên cứu lý thuyết của Pearson và ctg (2011) và Hughner và ctg (2007), sau khi tổng hợp từ nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ đều đƣa ra một kết luận chung về 3 lý do hàng đầu khiến khách hàng mua thực phẩm hữu cơ đó là: sự quan tâm về sức khỏe, chất lƣợng sản phẩm và sự quan tâm đến môi trƣờng.

c. Khách hàng của thực phẩm hữu cơ

Dù có nhiều nghiên cứu về ngƣời tiêu dùng thực phẩm hữu cơ tuy nhiên để mô tả đặc điểm nhân khẩu học cụ thể của nhóm khách hàng này vẫn là một điều chƣa thể thống nhất giữa các nghiên cứu. Theo tổng hợp của Pearson và ctg (2011), ngƣời tiêu dùng thực phẩm hữu cơ xuất hiện ở mọi phân đoạn nhân khẩu học, tuy nhiên có một số khuynh hƣớng đƣợc ghi nhận nhƣ: họ có thể có trình độ học vấn cao hơn; thƣờng là phụ nữ và có con nhỏ; họ cũng có vẻ thích trồng rau quả trong vƣờn nhà hơn. Một số nghiên cứu đƣợc tiến hành sau này cũng cho ra một số kết luận tƣơng tự. Cụ thể, Xie và ctg (2015) và Aslihan Nasir và Karakaya (2014) chỉ ra những ngƣời có trình độ học vấn cũng nhƣ thu nhập cao hơn thƣờng có thái độ tích cực với thực

phẩm hữu cơ và mong muốn mua loại sản phẩm này hơn. Gia đình với con nhỏ cũng đƣợc phát hiện là có khả năng mua thực phẩm hữu cơ cao hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân đoạn thị trường người têu dùng thực phẩm hữu cơ tại việt nam theo cách tiếp cận về phong cách sống (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)