6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Thị trƣờng thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một vấn đề rất đƣợc quan tâm tại Việt Nam hiện nay. Tình trạng thực phẩm không an toàn, có dƣ lƣợng các hóa chất vƣợt ngƣỡng cho phép… đƣợc phát hiện ngày càng nhiều. Hệ lụy của việc tiêu thụ thực phẩm không an toàn không chỉ diễn ra tại thời điểm tiêu thụ (gây ngộ độc thực phẩm) mà còn đƣợc cho là sẽ gây ra những ảnh hƣởng nghiêm trọng nếu tiêu thụ lâu dài. Trƣớc tình hình đó, ngƣời tiêu dùng Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về những nguy hiểm tiềm ẩn này và quan tâm hơn đến những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc hữu cơ. Dù chƣa có thống kê chính thức tuy nhiên nhiều nhận định cho rằng thị trƣờng thực phẩm hữu cơ là một thị trƣờng nhiều tiềm năng ở Việt Nam trong tƣơng lai.
Về phía ngƣời tiêu dùng, thực phẩm hữu cơ chƣa thực sự phổ biến với phần đông khách hàng. Trƣớc hết, thực phẩm hữu cơ thƣờng có mức giá khá cao so với thực phẩm thông thƣờng. Ngoài ra, các sản phẩm này hầu nhƣ chỉ đƣợc bày bán trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay hệ thống phân phối riêng của doanh nghiệp và những kênh phân phối này chỉ tập trung ở các thành phố lớn nhƣ TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng... Hiện nay, chƣa có nhiều nghiên cứu về thị trƣờng ngƣời tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam. Theo Truong và ctg (2012), khi nghiên cứu khách hàng tiềm năng của thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam, kết quả cho thấy họ có cái nhìn tích cực về loại sản phẩm này. Những đáp viên cho rằng thực phẩm hữu cơ không chỉ an toàn hơn mà còn tốt cho sức khỏe cũng nhƣ cho xã hội hơn so với thực phẩm thông thƣờng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những khách hàng này muốn mua thực phẩm hữu cơ vì chúng có ít dƣ lƣợng thuốc trừ sâu hơn và tốt cho môi trƣờng. Họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phẩm hữu cơ bởi theo họ
chúng có chất lƣợng cao hơn thực phẩm thông thƣờng. Những phát hiện này cũng tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu ở các nƣớc khác trên thế giới nhƣ đã trình bày ở phần 1.3.2.
Về phía nhà sản xuất và cung cấp thực phẩm hữu cơ, doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến đó là Organica. Organica sau 3 năm thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại trang trại ở Long Thành, Đồng Nai đã đạt đƣợc 2 chứng nhận sản phẩm hữu cơ của cả Mỹ và EU cấp. Không chỉ sản xuất thực phẩm hữu cơ, Organica còn cung cấp các thực phẩm hữu cơ nhập khẩu với chủng loại khá đa dạng, phong phú. Hiện tại Organica đã có một hệ thống cửa hàng thực phẩm với 4 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và 1 chi nhánh ở Đà Nẵng. Nhiều doanh nghiệp khác ở Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Điển hình là Vinamilk với trang trại sữa Organic ở Đà Lạt; Vinamit với hoa quả sấy khô hữu cơ hay Gạo hữu cơ HoaSuaFoods của công ty Viễn Phú…
Không chỉ các nhà sản xuất mà các nhà bán lẻ cũng bắt đầu phân phối và hƣớng tới sản xuất thực phẩm hữu cơ. Ví dụ nhƣ Saigon Co.op, hiện tại đơn vị này đang có kế hoạch đƣa vào hệ thống Co.opmart các sản phẩm hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế thông qua kết nối chuỗi cung ứng ở các cấp độ khác nhau. Trong thời gian tới, các sản phẩm thƣơng hiệu Co.op Organic nhƣ gạo, rau cải, rau muống, dƣa leo, cà chua và tôm sú nuôi trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ và châu Âu sẽ đƣợc bày bán tại các siêu thị Co.opmart tại thành phố Hồ Chí Minh (Lý Thƣờng Kiệt, Cống Quỳnh, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu, Phú Mỹ Hƣng, Tân Phong) [37]. Ngoài ra, cũng phải kể đến một lực lƣợng lớn các cá nhân kinh doanh trực tuyến cũng tham gia thị trƣờng với những sản phẩm chủ yếu là thực phẩm hữu cơ nhập khẩu từ nƣớc ngoài rất đa dang và phong phú.