1.3.1. Các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên ở các nước trên thế giới
(1). Poh Ju Peng và Aino.Samah (2006) [24] đã thiết kếđo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại trường đại học Tun Abdul Razak (Malaysia). Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, đó là cơ sở vật chất, nội dung khoá học, phương pháp giảng dạy, mối quan tâm của sinh viên, sự đánh giá, hoạt động xã hội và giảng viên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố: cơ sở vật chất, nội dung khoá học, giảng viên tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Trong đó, nội dung khoá học là nhân tốảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Tài liệu học tập là nhân tố quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ ba đến sự hài lòng của sinh
viên là phương tiện giảng dạy và giảng viên là nhân tố có mức tác động thấp nhất đến sự hài lòng của sinh viên.
(2). Yu-Fen Chen &ctg (2006) cho rằng hoạt động quản lý (thủ tục
đăng ký, quá trình cung cấp tài liệu (bảng điểm), thông tin về đào tạo luôn
được cập nhật, chất lượng tư vấn về cuộc sống sinh viên hoặc các vấn đề cá nhân, sự thân thiện của nhân viên văn phòng...), các hoạt động học tập (giảng viên, tính hữu ích của các khoá học, sự công bằng trong đánh giá), mối quan hệ cá nhân (mối quan hệ giữa các học sinh trong lớp, sự thân thiện của học sinh đối với nhau, mối quan tâm của giảng viên và nhân viên đối với sinh viên, các hoạt động ngoại khoá) và cơ sở vật chất (thư viện, phòng thí nghiệm, máy tính, các tiện nghi của phòng học) có ảnh hưởng tích cực tới sự
hài lòng của sinh viên. Theo kết quả nghiên cứu, hoạt động quản lý là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên.
(3). Phát triển sâu hơn trong nghiên cứu giáo dục, Hill (1995) và Harvey (1995, theo dẫn của Hoàng Trọng & Hoàng Thị Phương Thảo, 2007)
đã đưa ra các danh sách các tiểu đề về chất lượng dịch vụ đào tạo trong một trường đại học dùng đểđiều tra sự nhận thức của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ do trường cung cấp. Bảng 1.2 trình bày sự so sánh giữa hai danh sách tiểu đề của hai tác giả trên. Sự so sánh cho thấy chúng có điểm giống nhau và khác nhau tuỳ thuộc vào các phương tiện vật chất mà một tổ chức đào tạo có thể cung cấp. Ứng dụng cơ sở lý thuyết này, các tiểu đề khảo sát chất lượng dịch vụ phù hợp với hiện trạng cơ sở vật chất của trường Đại học Duy Tân đã
Bảng 1.2: So sánh tiểu đề trong điều tra nhận thức của sinh viên về chất lượng dịch vụđào tạo Tiểu đề của Harvey Tiểu đề của Hill Dịch vụ thư viện Dịch vụ phòng máy tính Dịch vụăn uống Nhà ở Tổ chức môn học và đánh giá Phong cách giảng viên Phương pháp giảng dạy Đời sống xã hội
Tự hoàn thiện và phát triển Hỗ trợ tài chính Môi trường đại học Dịch vụ thư viện Trang bị phòng vi tính Dịch vụ cung cấp thức ăn Dịch vụ nhà ở Nội dung môn học
Tiếp xúc cá nhân với nhân viên phòng ban Phương pháp giảng dạy
Sự tham gia của sinh viên Kinh nghiệm làm việc Dịch vụ tài chính Sự phản hồi thông tin Hoạt động tư vấn Thư quán của trường Dịch vụ việc làm Dịch vụ sức khoẻ Hội sinh viên Giáo dục thể chất Đại lý du lịch
Nguồn: Theo dẫn của Hoàng Trọng & Hoàng Thị Phương Thảo (2007) [11]
(4). Felice D. Billups (2008) sử dụng lý thuyết tương tác của Tinto (1987)
đánh giá sự hài lòng của sinh viên thông qua 6 nhân tố: kinh nghiệm giáo dục, phát triển kỹ năng và kiến thức, tương tác với giảng viên, sự phát triển cá nhân và xã hội, ý thức cộng đồng, cam kết tổng thể và sự hài lòng với trường.
tương tác với giảng viên, sự phát triển cá nhân và xã hội, ý thức cộng đồng là những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, trong đó chất lượng giảng dạy là nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên cao nhất.