a. Kích thước mẫu
Với 1000 email được gửi đi trực tiếp đến từng sinh viên cụ thể thông qua các GVCN và các cố vấn học tập, kết quả thu về 312 phiếu (tỷ lệ thu hồi 31,2%), số phiếu không hợp lệ là 19 (tỷ lệ 94% trên số phiếu thu về - theo cách thiết kế bảng câu hỏi, mọi phiếu sau khi trả lời đều có thể đưa vào phân tích, tuy nhiên một số phiếu trả lời bỏ qua trên 05 câu hỏi và việc bỏ qua có tính hệ thống, sẽ không đưa vào xử lý). Như vậy kích thước mẫu sử dụng là 293, thỏa mãn nhu cầu đặt ra (kích thước mẫu khoảng 260).
b. Kết cấu mẫu
* Theo khóa học
Ngoại trừ số phiếu bị lỗi (19 phiếu), số năm học trung bình của sinh viên trong mẫu điều tra xấp xỉ 3 năm điều này bảo đảm chất lượng của mẫu trong phân tích.
Cơ cấu mẫu theo khóa là phù hợp với mục tiêu đề ra. Sinh viên năm 1 và năm 2 chiếm tỷ trọng xấp xỉ 65%; sinh viên năm 4 chiếm tỷ trọng 19%, cao hơn sinh viên năm 3 (14.6%).
* Theo ngành học
Tỷ lệ mẫu theo chuyên ngành phải tương đối phù hợp với tỷ lệ sinh viên đang theo học tại trường (như đề cập đến trong chương 2). Vì quá trình
điều tra được thực hiện theo lớp với chuyên ngành được xác định trước, vì thế
thông tin về ngành học được xác định đầy đủ nhất so với các tiêu chí khác (xem bảng 3.15).
Bảng 3.1: Kết cấu mẫu theo ngành học
TT Ký hiệu Ngành học Tần suất Tỷ lệ (%)
1 CNTT Công nghệ thông tin 80 27.30%
2 QTKD QTKD Tổng quát 62 21.16% 3 TCNH Tài chính ngân hàng 69 23.55% 4 KT Kế toán 21 7.17% 5 DL Du lịch 32 10.92% 6 NN Cử nhận ngoại ngữ 29 9.90% Tổng cộng 293 100
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Tỷ lệ theo chuyên ngành là khá hợp lý, 3 ngành có tỷ trọng cao là: Công nghệ thông tin (27,3%), QTKD Tổng quát (21,16%), Tài chính ngân hàng (23,55%), 03 chuyên ngành còn lại có tỷ lệ nằm trong khoảng từ 7% đến 10%.
Xét riêng trong từng ngành đào tạo, tỷ lệ theo khóa là không đồng đều, tập trung chính ở sinh viên năm 1 và năm 2.
* Kết cấu mẫu theo học lực của sinh viên
Để bảo đảm tính đại diện, kết cấu mẫu theo học lực cũng cần được quan tâm. Trong quá trình điều tra, sinh viên ít cung cấp thông tin này, với tỷ lệ bỏ
qua khá cao (gần 40%). Số liệu trong bảng 3.16, cho thấy với những phiếu
điều tra cung cấp thông tin này, kết cấu mẫu theo học lực là hợp lý (tỷ trọng sinh viên xếp loại khá cao nhất, tiếp đến là trung bình và giỏi, tỷ lệ sinh viên xếp học lực yếu và xuất sắc thấp – điều này là phù hợp với tình hình chung của Trường)
Bảng 3.2: Kết cấu mẫu theo học lực của sinh viên
Học lực của sinh viên Tần suất Tỷ lệ (%) Tổng cộng theo nhóm
Yếu 5 1.71 33.11 % Trung bình 27 9.22 Khá 65 22.18 Giỏi 126 43.00 54.27 % Xuất sắc 33 11.26 Không trả lời 37 12.63 12,63% Tổng cộng 293 100.0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Tóm lại, mặc dù trong kết cấu vẫn còn một số điểm không thực sự
hợp lý, tuy nhiên những vấn đề này là không quá nghiêm trọng, có thể sử
dụng mẫu này trong các phân tích tiếp theo và kiểm định các giả thiết của
đề tài.