Về hoạt động thu thập thông tin phản hồi của sinh viên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại trường đại học duy tân (Trang 91 - 95)

Xuất phát từ chiến lược và mục tiêu của Nhà Trường, từ kết quả thực hiện đề tài, gợi ý một số vấn đề sau đây cho việc tổ chức công tác thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên.

Thông tin phản hồi của sinh viên là cần thiết cho cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục

đại học

Công nghệ thông tin (mạng và website) rất quan trọng đối với sinh viên trong học tập, nhưng chất lượng hiện tại chưa thực sựđáp ứng được mong đợi

Tài nguyên thư viện đáp ứng tốt mong đợi của sinh viên nhưng còn hạn chế về khả

năng mượn tài liệu

Năng lực và phương pháp làm việc của các bộ phận chức năng (ngoài thư viện) được

đánh giá cao, nhưng quá trình giao tiếp vẫn cần có những thay đổi tích cực hơn

Cảm nhận chung về giá trị giáo dục đại học trong sinh viên chưa cao, sinh viên chưa thực sự tự tin về kiến thức có được trong học tập

Chất lượng giảng viên về bài giảng và cách giúp đỡ sinh viên

được đánh giá cao, tuy nhiên việc giao tiếp trong môn học gặp nhiều trở ngại

Tổ chức hoạt động thu thập thông tin phản hồi của sinh viên

Cải thiện và gia tăng tiện ích của công nghệ thông tin

Đẩy mạnh truyền thông cho sinh viên

Đưa một số biện pháp giúp sinh viên có thể mượn tài liệu từ xa Nghiên cứu và hợp tác thêm với các thư viện khác Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm

cho sinh viên Phát triển kênh tương tác nhóm với sinh viên ISO 9001:2008 Kiểm định chất lượng Hình mẫu nhà trường thân thiện

Bảo đảm chất lượng và gia tăng giá trị giáo dục đại học Tạo dựng giá trị Bảo đảm và duy trì lâu dài sự hài lòng của sinh viên

a. Quan đim chung

Thu thập thông tin phản hồi là thực sự cần thiết, tuy nhiên vẫn còn khá xa lạ với các trường đại học, với giảng viên và sinh viên. Xuất phát từ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, xin được đề xuất một số quan điểm về

vấn đề này như sau:

- Thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên một cách chính thức là hoạt

động cần được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở cho việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của Nhà trường;

- Trước khi thực hiện bất kỳ một hoạt động thu thập thông tin phản hồi nào từ sinh viên, cần làm rõ mục tiêu, phạm vi, phương pháp và phổ biến rộng rãi cho các bên liên quan (sinh viên, giảng viên, nhân viên, các cấp quản lý).

- Mọi hoạt động thu thập thông tin phản hồi của sinh viên cần đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà trường, trong khuôn khổ và mục tiêu định trước.

b. Định hướng và ý nghĩa ca các hình thc thu thp thông tin phn hi t sinh viên

Thu thập thông tin phản hồi của sinh viên cần tập trung vào 3 hướng sau:

* Thông tin phản hồi của sinh viên về các hoạt động chung của Nhà Trường liên quan đến giáo dục đại học

Như trình bày trong đề tài, hoạt động này cần được đánh giá một cách thường niên, bao quát tất cả các vấn đề liên quan đến sinh viên trong trường. Trong đó tập trung đánh giá cảm nhận của sinh viên về chất lượng giảng viên, hoạt động giảng dạy, chương trình, quy trình, hoạt động của các bộ phận chức năng, cơ sở vật chất, thư viện, công nghệ thông tin, …

Điểm đặc thù của cách đánh giá này là thông tin có tính tổng hợp cao, tuy không đi cụ thể vào từng môn học, từng giáo viên hoặc từng nhân viên,… nhưng nó lại cho phép cung cấp một bức tranh tổng quát nhất về chất lượng

các hoạt động liên quan đế dịch vụ đào tạo đại học do Nhà Trường cung cấp. Hình thức này có thể đánh giá trên mọi đối tượng sinh viên, không phân biệt thời gian học tập tại Trường. Kết quả đánh giá thường được công bố công khai trên các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà trường với những phân tích, diễn giải cần thiết và định hướng cải tiến.

Một khi được chuẩn hóa và tiến hành thường niên, hình thức này cho phép đánh giá được mức độ cải tiến chất lượng dịch vụđào tạo đại học và thể

hiện mức độ cam kết cao của Nhà Trường đối với sinh viên.

* Thông tin phản hồi về chất lượng chương trình đào tạo của các chuyên ngành trong Trường

Theo cách hiểu thông thường, chương trình đào tạo là hệ thống các môn học. Theo nghĩa rộng nhất nó bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đạt

đến chuẩn đầu ra mà chuyên ngành theo đuổi, nó được xem là điểm cốt lõi trong giáo dục đại học, vì thế nó rất được coi trọng.

Đối tượng cần thu thập thông tin thường tập trung vào sinh viên tốt nghiệp, với nội dung chính là đánh giá cảm nhận của sinh viên về mức độ đạt

được các mục tiêu đào tạo của chuyên ngành (kiến thức, kỹ năng và thái độ), vì vậy phạm vi bao quát thường khá rộng (đánh giá về tính hấp dẫn của chương trình, phương pháp kiểm tra kết quả, sự vững vàng về kiến thức chuyên môn, sự tự tin về năng lực, mức độ sự thỏa mãn với kết quả đạt được sau khi kết thúc khoa học,...)

Thông tin và những phân tích rút ra từ hoạt động đánh giá này mang tính chất nội bộ, thường không công bố công khai. Kết hợp với các nguồn thông tin khác (phản hồi của cựu sinh viên và người sử dụng lao động), hoạt

động này hướng tới mục đích chính là cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy cho từng chuyên ngành đào tạo của Nhà trường.

* Thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên trong từng môn học cụ thể

So với những hình thức đánh giá trên đây, hoạt động này gắn trực tiếp với giảng viên, vì thế cần xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thực hiện.

Định hướng trong hoạt động đánh giá này tập trung vào phạm vi và cách thức phát triển câu hỏi trong thu thập thông tin:

- Đối với những vấn đề liên quan đến quy định của Nhà Trường trong hoạt động giảng dạy của giảng viên (mức độ tuân thủ thời gian lên lớp và thời khóa biểu; sự rõ ràng trong công bố mục tiêu của môn học, phương pháp đánh giá kết quả học tập, tài liệu học tập; hoạt động quản lý lớp của giảng viên và việc tổ chức kiểm tra giữa kỳ…), có thể phát triển các câu hỏi ở dạng trực tiếp;

- Đối với các khía cạnh thuộc về phương pháp, kỹ năng, hoạt động giao tiếp của giảng viên… cần phát triển các câu hỏi mang tính gián tiếp là chủ yếu (chẳng hạn: mức độ tiếp thu kiến thức thuận lợi hay khó khăn, có đạt được mục tiêu đặt ra của môn học hay không, mức độ ưa thích môn học của sinh viên, không khí học tập trong lớp, kết quả thi cuối kỳ của sinh viên…).

- Việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên cần đặt trong mối quan hệ với tính chất đặc thù của từng môn học, thông qua việc xem xét vị trí của môn học trong chương trình đào tạo và cảm nhận của sinh viên đối với môn học (cảm nhận về mức độ khó, sự hấp dẫn, sự cần thiết…của môn học).

Hình thức thu thập thông tin phản hồi về khía cạnh này trước hết phục vụ hoạt động quản lý của Nhà trường, đồng thời là cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, là cơ sở để giúp giảng viên hoàn thiện phương pháp và kỹ năng giảng dạy. Vì đặc tính này, kết quả thu thập thông tin không những được cung cấp cho các cấp lãnh đạo, mà cần được cung cấp cho giảng viên một cách chính thức.

Tóm li, thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên là cần thiết, nhưng cần phận định rõ ràng về mục tiêu và hình thức, nhằm khai thác tốt nhất kết quả

thông tin trong hoạt động quản lý chất lượng giáo dục đại học của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại trường đại học duy tân (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)