Giáo dục đại học cần mang lại nhiều giá trị hơn cho người học, điều này không chỉ giúp cải thiện mức độ hài lòng mà còn là giải pháp xây dựng hình ảnh thương hiệu của Nhà trường.
nhận được. Giảm thiểu “chi phí”, cũng như “cung cấp” nhiều hơn giá trị cho người học được xem là giải pháp cơ bản để tạo lập giá trị cho sinh viên.
a. “Quản lý” chi phí của sinh viên
“Chi phí” được hiểu là những gi sinh viên phải bỏ ra trong học tập. Nó bao gồm nhiều yếu tố: chi phí tính bằng tiền, chi phí thời gian, sức khỏe, cơ
hội…
Trước hết, cần xem xét đến chi phí “bằng tiền” của sinh viên trong quá trình học tập. Chi phí bằng tiền bao gồm rất nhiều khoản khác nhau, thành phần thường được coi trọng nhất là học phí và chi phí sinh hoạt. Việc giữ mức học phí thấp vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu quan trọng của Nhà trường. Ngoài bộ phận này, sinh viên có thể phải trả một số khoản chi phí khác (chi phí thư viện, chi phí tài liệu, sách giáo trình được phát hành trong trường,...). Về mặt tâm lý, các khoản chi phí thấp hơn mặt bằng chung, thường ít được sinh viên quan tâm, tuy nhiên các khoản chi phí vượt trên mặt bằng đó thường gây ra ấn tượng không tốt từ phía sinh viên. Những vấn đề khác không nhận
được sự phản hồi từ phía sinh viên, vì thế không thể đưa ra các bàn luận sâu thêm, tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, Nhà trường cần chú trọng hơn trong kiểm soát các chi phí này.
Ngoài chi phí về tiền bạc, giảm thiểu chi phí về thời gian cũng cần
được xem xét. Rất nhiều ý kiến của sinh viên phản ánh mong muốn rút ngắn thời gian học tập, nhưng bị giới hạn về việc mở lớp và sự ràng buộc quá nhiều trong chương trình đào tạo. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự xem xét kỹ
hơn từ phía Nhà trường, với mục tiêu cân bằng giữa chất lượng đào tạo, nhưng cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để sinh viên rút ngắn thời gian học tập.
b. Gia tăng giá trị trong hoạt động đào tạo
năng. Về cơ bản, hai giá trị này là có quan hệ với nhau (Học tập để tiếp nhận