Khái niệm mua sắm online

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm online nghiên cứu trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 25 - 26)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Khái niệm mua sắm online

Ngày nay lĩnh vực thƣơng mại điện tử phát triển nhanh chóng tại các quốc gia đã và đang phát triển. Sử dụng thƣơng mại điện tử cho phép các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể giới thiệu các thông tin về sản phẩm đến các đối tƣợng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới mà có thể kết nối internet.

Tại Việt Nam, theo báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam của Trần Hữu Linh (2012), doanh số bán hàng của lĩnh vực này tăng trƣởng khá nhanh, ƣớc tính doanh số thƣơng mại điện tử tính riêng cho thị trƣờng hàng tiêu dùng năm 2012 đạt khoảng 600 triệu USD và dự báo đến năm 2015 sẽ đạt trên dƣới 1,3 tỷ USD. Thƣơng mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ, khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng đƣợc thu hẹp. Theo báo cáo của Ủy ban băng rộng Liên Hợp Quốc, hiện nay hơn 40% dân số thế giới đã kết nối trực tuyến và đến năm 2017 sẽ có hơn 50% dân số toàn cầu truy cập Internet. Phụ nữ và những ngƣời trong độ tuổi 35-44 vẫn là những ngƣời thƣờng mua sắm trực tuyến nhiều nhất với tỷ lệ tăng trƣởng là 85,1% và

17

86,5%, đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng qua. Họ cũng có chiều hƣớng mua nhiều mặt hàng hơn và đi mua sắm nhiều hơn các nhóm khác. Lĩnh vực thuộc “top” ngôi vƣơng trong mua sắm: Hàng không, các sản phẩm điệu tử gia dụng và du lịch là ba lĩnh vực hàng đầu mà ngƣời tiêu dùng Việt Nam thƣờng xuyên chi tiền nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến. Những trang web mua sắm trực tuyến đƣợc ghé thăm nhiều nhất tại Việt Nam là Lazada (24,4%), Hotdeal (21,9%), Mua Chung (16,2%).

Theo Kotler (2012), mua sắm online (thƣờng đƣợc gọi mua sắm trực tuyến) là việc mua hàng thông qua những kết nối điện tử giữa ngƣời mua và ngƣời bán- thƣờng là trực tuyến. Vốn không mấy phổ biến cách đây mƣời lăm năm, giờ đây, mua sắm trực tuyến đƣợc xem là thủ tục chuẩn mực cho hầu hết các doanh nghiệp. Mua sắm trực tuyến cho phép ngƣời mua liên hệ với các nhà cung cấp mới, cắt giảm chi phí mua, nhanh chóng xử lý đơn hàng. Đồng thời, các chuyên gia tiếp thị có thể kết nối trực tuyến với khách hàng để chia sẻ thông tin marketing, bán sản phẩm và dịch vụ, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và duy trì mối quan hệ hiện hữu với khách hàng.

Theo Bùi Thanh Tráng (2014) mua sắm online là một quá trình mà khách hàng mua trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ từ một ngƣời bán trong một thời gian xác thực thông qua internet, không qua dịch vụ trung gian, nó là một dạng của thƣơng mại điện tử. Mua sắm trực tuyến mang lại lợi ích cho cả ngƣời mua và ngƣời bán về phƣơng diện tìm kiếm khách hàng, thông tin sản phẩm, quá trình tƣơng tác và phân phối sản phẩm. Ngƣời mua có thể mua hàng ở bất cứ đâu, bất kế thời gian nào, ngay cả khi ở nhà và dễ dàng tiếp cận các nhà cung cấp. Ngƣời mua cũng không cần phải rời khỏi nhà để mua hàng hay nhận hàng và có thể theo dõi đƣợc việc giao nhận hàng hóa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm online nghiên cứu trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)