CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Cơ cấu công nghiệp luôn là cơ cấu động được điều chỉnh thích ứng với sự thay đổi mơi trường và yêu cầu phát triển. Chuyển dịch công nghiệp là sự thay đổi cơ cấu từ trạng thái này sang trạng thái khác, là một quá trình chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Có các loại cơ cấu cơng nghiệp như: cơ cấu ngành công nghiệp, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thỗ.
19
Cơ cấu công nghiệp hợp lý là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung. Đó là cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt nhất chi nhau, cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất. Cơ cấu công nghiệp được hình thành phải thể hiện được khả năng khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước hay một địa phương, ứng dụng được những thành tựu mới của khoa học công nghệ vào sản xuất. Những ngành cơng nghiệp giữ vị trí trọng yếu, then chốt thường được ưu tiên phát triển.
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành
Chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp biểu hiện dưới mặt lượng là sự thay đổi mối tương quan tỉ lệ của mỗi phân ngành trong công nghiệp. Sự thay đổi đó biểu hiện ở một trong hai yếu tố: Số lượng ngành thay đổi hoặc mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành có sự thay đổi. Về mặt chất sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện ở sự thay đổi phương án bố trí các ngành trong chiến lược phát triển và vị trí từng phân ngành trong cơ cấu làm thay đổi tính cân đối cũ để chuyển sang một trạng thái cân đối mới ở trình độ cao hơn.
Cơng thức cho ta biết tỷ lệ đóng góp của từng ngành cơng nghiệp trong tồn ngành cơng nghiệp trên địa bàn, tỷ lệ đóng góp càng cao thì mức độ đóng góp vào tăng trưởng cơng nghiệp càng lớn.
100 x GO GO L CN cni i Li : tỷ lệ đóng góp của ngành i GOcni : giá trị sản xuất của ngành i
GOCN : giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp
b. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Khơng có một lí thuyết chung đánh giá sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế trong quá trình phát triển công nghiệp, bởi xác định cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bị phụ thuộc rất nhiều vào
20
các yếu tố chủ quan. Tuy nhiên ở nước ta trong quá trình phát triển cơng nghiệp thì cơ cấu cơng nghiệp theo thành phần kinh tế cần được chuyển đổi theo hướng tăng cường vị trí, vai trị của khu vực phi quốc doanh. Thực tế cho thấy trong những năm qua khu vực kinh tế quốc doanh ở trong tình trạng trì trệ kém phát triển và đã bộc lộ nhiều hạn chế về cơng nghệ, trình độ quản lí, trình độ lao động và “sức ỳ” trong khu vực quốc daonh là rất lớn. Như vậy tăng cường vị trí vai trị của khu vực phi quốc doanh trong quá trình phát triển là biểu hiện của sự chuyển đổi cơ cấu theo thành phần kinh tế trong quá trình phát triển công nghiệp.
Công thức dưới cho ta biết tỷ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế trong giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp, thể hiện sự chuyển dịch của các thành phần kinh tế :khu vực kinh tế quốc doanh,khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực đầu tư nước ngoài.
100 x GO GO K CN cnj j Kj : tỷ lệ đóng góp của j
GOcnj : giá trị sản xuất của thành phần kinh tế j GOCN : giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp
c. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ
Tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ là sự phân công sản xuất sản phẩm giữa các vùng lãnh thổ để hình thành phương án sản xuất sản phẩm và bố trí các đơn vị sản xuất, các tổng hợp thể sản xuất trên phạm vi không gian lãnh thổ. Trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luật tự nhiên, kinh tế xã hội nhất định. Tổ chức sản xuất theo lãnh thổ là một hoạt động nhằm xác định phương án cơ cấu sản xuất theo ngành trên mỗi vùng lãnh thổ kết hợp giữa chun mơn hố với đa dạng hoá các ngành sản xuất trên mỗi vùng lãnh thổ trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi vùng để định hướng chuyên
21
mơn hố sản xuất giữa các vùng, nhờ đó nâng cao trình độ sản xuất giữa các đơn vị lãnh thổ trên vùng và giữa các vùng trong quá trình phát triển.
GDP vùng/ GDP địa phương : chỉ số này xem xét phân bố cơng nghiệp có
đồng đều khơng, sản xuất công nghiệp tập trung hay phân tán.