Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với thực tiễn; năng lực quản lý của chính quyền; kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao... Và có thể thấy đây là các yếu tố có tác động còn mạnh hơn các chính sách ưu đãi về tài chính, giúp các nhà đầu tư có cơ sở để quyết định đầu tư vào một địa phương, lĩnh vực cụ thể.

a. Trạng thái của nền kinh tế

Việc phát triển sản xuất công nghiệp phụ thuộc không nhỏ vào trạng thái của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, lúc đó nhu cầu đầu tư phát triển tăng cao sẽ kéo theo nhu cầu các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho đầu tư cũng như cho nhu cầu tiêu dùng tăng cao, kích thích sản xuất công nghiệp phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng thấp hoặc suy thoái, sẽ dẫn đến làm suy giảm tổng cầu trong toàn xã hội trong đó bao gồm cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng.

b. Nguồn nhân lực

Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt- may, giày- da, công nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và

26

đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kỹ thuật điện, điện tử- tin học, cơ khí chính xác… Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ở những địa phương có truyền thống về tiểu thủ công nghiệp với sự hiện diện của nhiều nghệ nhân thì sự phát triển ngành nghề này không chỉ thu hút lao động, mà còn tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu biết đầu tư, khai thác, phát huy những yếu tố này sẽ mở ra một cơ hội mới trong phát triển công nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa mang lại giá trị xuất khẩu cao.

c. Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Phát triển CNPT được xem là chìa khóa thành công cho nhiều ngành công nghiệp khác, bởi ngành này là chất hỗ trợ, xúc tác thúc đẩy sự phát triển, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng rộng và sâu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 34)