Phát triển về quy mô sản xuất của ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 82)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.2.1. Phát triển về quy mô sản xuất của ngành công nghiệp

Phát triển về quy mô sản xuất của ngành là gia tăng quy mô sản xuất trong mối DN bằng cách khuyến khích các DN quy mơ lớn đầu tư vào địa phương; khuyến khích các DN đầu tư mở rộng sản xuất, tăng quy mô sản xuất… thơng qua các chính sách ưu đĩa hoặc tạo môi trường pháp lý thuận tiện…

Khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất ở tất cả các qui mô, chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến để sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập và bảo vệ môi trường.

Phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu, khả năng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường. Tạo được những sản phẩm cơng nghiệp có hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng lớn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; khai thác tiềm năng tài nguyên, tạo ra sản phẩm phong

74

phú, đa dạng, đồng thời có tác động phát triển các ngành khác.

Phát triển nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh như: Mở rộng và nâng cao tỷ lệ chế biến cà phê với công suất lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm. Sản xuất máy móc thiết bị: Bơm ly tâm, bơm điện các loại, thiết bị dây chuyền chế biến nông lâm sản.

Phát huy hết cơng suất những ngành hiện có như: Bia, luyện cán thép, may mặc… Phát triển cơng nghiệp nơng thơn, hình thành các vệ tinh làm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp; Phục hồi và phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm truyền thống của tỉnh.

Đẩy mạnh việc triển khai hỗ trợ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn vốn ưu đãi cho các dự án đầu tư sản phẩm công nghiệp chủ lực, ngồi những chính sách chung của nhà nước; cần có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các DNNN thực hiện các chương trình nghiên cứu cải tiến cơng nghệ.

Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực cho từng giai đoạn, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, nguồn vốn đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)