Giải pháp về phát triển thị trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.2.6. Giải pháp về phát triển thị trường

 Đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp - Xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng cho sản xuất công nghiệp

Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa chính quyền với các doanh nghiệp cơng nghiệp trên địa bàn để tìm hiểu các khó khăn về ngun liệu đầu vào trong quá trình sản xuất, từ đó điều chỉnh quy hoạch các vùng nguyên liệu trên địa bàn cho phù hợp.

Xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến, hướng dẫn nhân dân về thời vụ , hỗ trợ cơng nghệ sản xuất, giống mới, có chính sách hỗ trợ về vốn, tổ chức đàm phán giữa người dân với các doanh

83

nghiệp công nghiệp thỏa thuận về giá mua, thu mua hợp lý và tránh bị ép giá để người dân an tâm sản xuất.

Các doanh nghiệp cần hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, các trung tâm giống cây trồng và con vật ni nhằm tìm ra các loại giống có chất lượng tốt, phù hợp khí hậu, đất đai địa phương. Trong q trình ni trồng, cần có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật về hỗ trợ cho người dân.

Trường hợp cầu nguyên liệu sản xuất các sản phẩm công nghiệp vượt quá nguồn cung từ địa phương thì phải tính tốn tới nguồn cung từ các nơi khác. Doanh nghiệp ln có phương án dự phòng cho việc này, cần có kế hoạch từ đầu năm, liên kết với một số nơi có nguồn nguyên liệu để bổ sung trong trường hợp thiếu. Cần liên tục cập nhật tình hình biến động thị trường đầu vào cũng như đầu ra, chính quyền cần hỗ trợ các thông tin về pháp lý trong việc mua bán, thuế suất để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong q trình kí kết hợp đồng thu mua nguyên liệu.

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hỗ trợ kinh phí đào tạo, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, cung cấp thông tin về các thủ tục đăng kí thương hiệu trong và ngồi nước cho các sản phẩm đã có thị phần và các sản phẩm sắp thâm nhập thị trường (đưa vào chương trình xây dựng thương hiệu hằng năm đối với các ngành công nghiệp ưu tiên như dệt, may, chế biến). Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng.

Tỉnh cần tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh dưới hình thức đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thơng hàng hóa như xây dựng bến bãi, kho tàng, xây dựng mạng lưới thông tin phục vụ cho tác nghiệp kinh doanh, trong đó các doanh nghiệp đóng góp kinh phí để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và thông tin thị trường. Từ đó khuyến khích doanh nghiệp từng bước nghiên cứu, vận dụng thương mại điện tử phù hợp với tiến trình phát

84

triển đất nước, trước hết là thực hiện thông tin, xúc tiến, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng qua mạng.

Tạo mơi trường thơng thống cho các doanh nghiệp trong tỉnh liên kết, liên doanh, hợp tác sản xuất, xuất khẩu với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Cần cải thiện thủ tục xuất, nhập khẩu để giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Có chính sách khen thưởng khi DN xuất khẩu vượt mức quy định.

Xúc tiến đầu tư: hằng năm nên tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghệ để giới thiệu các sản phẩm của địa phương,

Thúc đẩy liên kết trong công nghiệp bằng cách nên thành lập 1 hiệp hội tư vấn về các vấn đề giá cả, tình hình thị trường, là nguồn cung cấp thơng tin đáng tin cậy cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi gặp biến động xấu thị trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 92)