Đổi mới khoa học công nghệ trong sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.5. Đổi mới khoa học công nghệ trong sản xuất

Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển khoa học và công nghệ được coi là một giải pháp mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn đề này chưa được nhiều doanh nghiệp

53

chú trọng, có cả lý do khách quan và chủ quan.

Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh đã từng bước trở thành một trong những động lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các ngành sản xuất chủ lực của tỉnh. Kết quả nghiên cứu khoa học đã góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, nhận thức của xã hội về vai trị khoa học và cơng nghệ trong sản xuất và đời sống từng bước được nâng lên.

Đầu tư đổi mới, ứng dụng KHCN là xu hướng tất yếu quyết định thành bại của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, khả năng đổi mới công nghệ của nhiều DN trên địa bàn tỉnh đang còn hạn chế, khiến năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.

Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, ngày 17-1-2014, UBND tỉnh có Quyết định 176/QĐ-UBND phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá của DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020” với tổng kinh phí gần 65 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 23,8 tỷ đồng. Dự án sẽ xây dựng các mơ hình điểm về năng suất, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng; hỗ trợ DN đổi mới, cải tiến dây chuyền công nghệ thiết bị ít tiêu hao năng lượng, vật liệu, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó, giai đoạn 2008-2014, đã triển khai các đề tài KHCN có sự tham gia của DN với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng. Theo thống kê của Sở Khoa học - Cơng nghệ, hiện có 20 DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển cơng nghệ, trong đó, 2 DN cơ khí phục vụ nơng nghiệp được Chứng nhận DN KHCN gồm Công ty TNHH Viết Hiền, Công ty TNHH sản xuất thương mại Đăng Phong và Sở Khoa học - Cơng nghệ cũng đang hồn thiện hồ sơ để

54

công nhận đối với Công ty TNHH ca cao Nam Trường Sơn.

Tuy đã có hỗ trợ, nhưng phong trào nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ của các DN vẫn còn hạn chế. Trong số hơn 5.800 DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, hầu hết là DN nhỏ, rất nhỏ nên chưa tích cực đầu tư cho việc đổi mới, ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh hoặc nếu có muốn cũng “lực bất tịng tâm”. Mặt khác, do năng lực tài chính hạn chế nên nhiều DN sử dụng cơng nghệ lạc hậu, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ, khiến năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hạn chế. Trong khi đó, theo đánh giá của các DN, tuy đã có cơ chế, chính sách, nhưng mức hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với DN trong việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN và cải tiến kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế từ các đơn vị. Cịn phía cơ quan chức năng cho rằng khả năng tiếp cận, tìm hiểu thơng tin về dây chuyền, máy móc thiết bị của các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn chưa đầy đủ, chính xác nên dẫn đến khó khăn cho việc nắm bắt nhu cầu hỗ trợ làm cơ sở cho việc triển khai đến các đơn vị.

2.2.6. Phát triển thị trường công nghiệp

a. Thị trường các yếu tố đầu vào

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động – một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp thì chi phí ngun vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Trong các nguyên vật liệu, thì nguyên liệu đầu vào giữ vai trị quyết định. Ngành cơng nghiệp tồn tại và phát triển được hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có được. Một trong những ngành cơng nghiệp thế mạnh và có kim ngạch xuất khẩu cao của tỉnh là cơng nghiệp chế biến. Theo Sở Công thương cho thấy, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường bị thu hẹp, giá nguyên vật liệu đội lên cao… khiến một số DN giảm doanh thu và lợi nhuận, tạm ngừng sản xuất. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến vẫn

55

duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Một số sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp tăng mạnh như: chế biến cà phê, gỗ, cao su, tiêu điều... Tuy vậy, trước yêu cầu của tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì sự phát triển của cơng nghiệp chế biến hiện vẫn cịn nhiều hạn chế. Hầu hết các cơ sở chế biến nông sản hiện nay đều có quy mơ nhỏ, phân tán, phát triển tự phát…Tình trạng thừa thiếu nguyên liệu trong từng mùa vụ vẫn thường xuyên xảy ra. Công tác quản lý cịn nhiều bất cập, mơ hình liên kết “bốn nhà” nhà nước-nhà khoa học-nhà nông-nhà doanh nghiệp chưa rõ rang, khả năng liên kết kém, ít linh hoạt trong nhiều khâu, nhiều công đoạn.

b. Thị trường tiêu thụ

Là tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Đăk Lăk có thuận lợi lớn về vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu, phát triển kinh tế đa dạng và khả năng hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.

Bảng 2.16. Kinh ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp

Năm Đvt 2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị KNXK Tr.USD 620 769 700 650 750

- Cà phê Tấn 350,000 289,417 305,366 250,000 300,000

- Cà phê hòa tan " 1,113 1,600 2,500

- Cao su " 13,000 9,418 9,352 7,000 7,000 - Tiêu " 7,000 6,840 3,900 5,000 5,000 - Điều " 500 315 396 800 500 - Tinh bột sắn " 40,000 51,791 85,432 50,000 50,000 - SP từ ong mật " 7,500 9,400 5,527 7,000 6,000 - Gỗ Tr.USD 4 3 3 1 4

(Nguồn: Sở công thương tỉnh Đắk Lắk)

Nhiều năm trở lại đây, Đăk Lăk ln là một trong những tỉnh có kim ngạch xuất khẩu (XK) cao trong cả nước. Giá trị kinh ngạch xuất khẩu tăng

56

giảm không ổn định qua các năm, vì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh như cà phê tiêu điều, cao su, ong mật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, năng xuất qua các năm, tình hình giá cả của thế giới. Giai đoạn 2008- 2014 tăng 26,7 triệu USD, cụ thể là năm 2014 có kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Năm 2010, kim ngạch XK đạt 620 triệu USD, tăng 4,2% so với năm 2009. Năm 2012, con số này đã tăng lên 700 triệu USD, đạt 107,7% kế hoạch và tăng 12,9% so với năm 2011.

Nhìn về tổng thể, yếu tố làm cho các nhà nhập khẩu nông - lâm sản ở các nước có nhu cầu “bắt tay” với Đăk Lăk là số lượng và chủng loại các mặt hàng XK thế mạnh của tỉnh rất phong phú. Trong đó, cà phê, cao su, tiêu, hạt điều, mật ong, sản phẩm gỗ,... đang là những mặt hàng XK chủ lực của tỉnh trong những năm qua.

Sản phẩm nông sản của Đăk Lăk không những được xuất đi tiêu thụ ở các tỉnh trong nước, mà cịn có mặt ở một số quốc gia khác trên thế giới. Tiêu biểu như: Cà phê với kim ngạch XK trên 600 triệu USD/năm, hiện đã XK sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm 40% kim ngạch XK cà phê của cả nước. Tiếp theo là cao su XK 15.000 tấn/năm, mật ong 5.000 tấn/năm, hạt tiêu 7.000 tấn/năm và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ sang các thị trường Mỹ, Canada, Nhật Bản, EU..., góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ổn định đầu ra cho các sản phẩm được Dak Lak tập trung đẩy mạnh. Đặc biệt, từ khi có chủ trương liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về khuyến khích tiêu thụ nơng sản thơng qua hợp đồng, Dak Lak đã có nhiều mơ hình liên kết rất hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực cà phê, mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của tỉnh. Đơn cử là các liên minh sản xuất cà phê bền vững đã được hình thành thơng qua sự liên kết tự nguyện giữa một doanh nghiệp với một tổ chức

57

của nông dân (các tổ hợp tác) để tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi giá trị. Hiệu quả kinh tế của các liên minh sản xuất đã được chứng minh thông qua sản lượng mua bán giữa doanh nghiệp và tổ chức nông dân hằng năm tăng cao, DN đã thu mua sản phẩm với giá cao hơn trung bình là 8,7% do chất lượng sản phẩm tốt hơn, nhờ đó doanh thu của tổ chức nơng dân tăng 132,4%. Và cũng chính từ các liên minh này đã thành lập được nhiều HTX kiểu mới, hoạt động theo mơ hình DN đứng ra liên kết các nông hộ, sản xuất cà phê theo các chứng nhận quốc tế và bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá cả ổn định…

Các mơ hình liên kết hiệu quả mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay, cịn q ít so với tiềm năng phát triển nông sản ở Dak Lak. Trên thực tế, vẫn cịn nhiều mặt hàng nơng sản trên địa bàn tỉnh rơi vào cảnh được mùa mất giá, không được bao tiêu kịp thời như sắn, dưa hấu, thuốc lá và mới đây là khoai lang…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng từng bước đầu tư đổi mới cơng nghệ, đa dạng hóa chế biến sâu một số sản phẩm XK khác, như: cà phê bột, cà phê hòa tan, gỗ tinh chế, mỹ nghệ, mây tre đan, may mặc,...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)