NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG

phẩm công nghiệp; nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường vừa là động lực, là điều kiện, là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc phát triển các thị trường này một mặt nó là điều kiện để đảm bảo cho phát triển công nghiệp; nhưng mặt khác nó cũng là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của công nghiệp của một địa phương, vùng hoặc quốc gia.

Thị trường cung ứng đầu vào cho ngành cơng nghiệp bao gồm các thị trường có bản như: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường khoa học công nghệ… và các thị trường chuyên ngành như: thị trường nguyên liệu, thị trường dịch vụ sản xuất, thị trường công nghiệp bổ trợ… Việc phát triển các thị trường này, một mặt nó là điều kiện để đảm bảo cho phát triển công nghiệp; nhưng mặt khác nó cũng là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của công nghiệp của một địa phương, vùng hoặc quốc gia.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp bao gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề có ý nghĩa rất quyết định đến sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và cơng nghiệp nói riêng. Do đó, để phát triển cơng nghiệp thì cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thụ rộng khắp, chiếm lĩnh thị trường bằng năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các chính sách thương mại hỗ trợ sản phẩm.

1.3 . NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển cơng nghiệp, vì nó ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển quá trình sản xuất của các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư

25

thì mối quan tâm hàng đầu chính là hiệu quả tài chính. Vì vậy, các địa phương có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phú, lao động dồi dào… giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nhiều hơn. Đây chính là những lợi thế so sánh tuyệt đối, khơng phải địa phương nào cũng có được nên các địa phương cần phải tận dụng triệt để các ưu thế này để đẩy nhanh phát triển công nghiệp.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với thực tiễn; năng lực quản lý của chính quyền; kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao... Và có thể thấy đây là các yếu tố có tác động cịn mạnh hơn các chính sách ưu đãi về tài chính, giúp các nhà đầu tư có cơ sở để quyết định đầu tư vào một địa phương, lĩnh vực cụ thể.

a. Trạng thái của nền kinh tế

Việc phát triển sản xuất công nghiệp phụ thuộc không nhỏ vào trạng thái của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, lúc đó nhu cầu đầu tư phát triển tăng cao sẽ kéo theo nhu cầu các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho đầu tư cũng như cho nhu cầu tiêu dùng tăng cao, kích thích sản xuất cơng nghiệp phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng thấp hoặc suy thoái, sẽ dẫn đến làm suy giảm tổng cầu trong tồn xã hội trong đó bao gồm cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng.

b. Nguồn nhân lực

Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt- may, giày- da, cơng nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và

26

đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành cơng nghiệp hiện đại, địi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kỹ thuật điện, điện tử- tin học, cơ khí chính xác… Nguồn lao động với trình độ chun mơn kỹ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ở những địa phương có truyền thống về tiểu thủ công nghiệp với sự hiện diện của nhiều nghệ nhân thì sự phát triển ngành nghề này khơng chỉ thu hút lao động, mà cịn tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu biết đầu tư, khai thác, phát huy những yếu tố này sẽ mở ra một cơ hội mới trong phát triển công nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa mang lại giá trị xuất khẩu cao.

c. Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Phát triển CNPT được xem là chìa khóa thành cơng cho nhiều ngành cơng nghiệp khác, bởi ngành này là chất hỗ trợ, xúc tác thúc đẩy sự phát triển, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm cơng nghiệp, góp phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa theo hướng rộng và sâu.

1.3.3. Môi trường thể chế

a. Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật bao gồm luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì mơi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một

27

môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình, vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh; mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng được các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh của mình, tránh những đổ vỡ khơng cần thiết, có hại cho xã hội.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật; kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tơn trọng luật pháp của nước đó.

Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

b. Đường lối phát triển công nghiệp

Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua các thời kỳ lịch sử có ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp.Các đường lối phát triển cơng nghiệp được cụ thể hố bằng các bản quy hoạch, chiến lược phát triển cho từng ngành công nghiệp, từng địa phương cụ thể.

Nhà nước hoạch định các chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Các chiến lược và quy hoạch này là sự định hướng phát triển các ngành, sự phân bố của không gian lãnh thổ phát triển công nghiệp và định hướng đầu tư cho các chủ

28

thể kinh tế. Một định hướng đúng sẽ đưa công nghiệp phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế sẵn có của đất nước, địa phương.

Chiến lược phát triển công nghiệp phải mang tầm nhìn dài hạn, tạo được sự nhất quán về đường hướng phát triển và các giải pháp để phát triển; đồng thời chiến lược phát triển công nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để làm được điều đó, khi xây dựng chiến lược phát triển một ngành cơng nghiệp nào đó cần xác định được bản thân ngành cơng nghiệp đó đang đứng ở đâu, đích đạt được của ngành cơng nghiệp đó là gì và khi nào đạt được mục tiêu đề ra.

Chiến lược phát triển của một ngành công nghiệp cụ thể muốn đảm bảo tính khách quan, có căn cứ khoa học cần được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá và lựa chọn về các quan điểm, các mục tiêu cần đạt được và hệ thống các giải pháp chủ yếu để thực hiện, như giải pháp công nghệ (nghiên cứu sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài), về đào tạo nhân lực, về phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ, các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các ngành cơng nghiệp đó.

29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP TRÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 37)