Gia tăng quy mô nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.2.3. Gia tăng quy mô nguồn lực

Nguồn vốn

Các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước. Theo quy định hiện nay của Tỉnh, nguồn vốn ưu đãi phục vụ cho dự án, cơng trình sản xuất, chế biến sản phẩm mới, sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho mục đích chung. Do vậy, các doanh nghiệp cần tranh thủ tận dụng nguồn vốn này để đầu tư, phát triển các loại sản phẩm, mặt hàng mới.

- Vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các nguồn vốn này được cung cấp từ các ngân hàng mà chủ yếu là Ngân hàng. Nguồn vốn trung và dài hạn được huy động để đầu tư cho nhà xưởng và máy móc thiết bị, trong khi nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vào vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Vốn tự có của doanh nghiệp. Số vốn này lấy từ các nguồn như: lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, khấu hao cơ bản, việc phát hành cổ phiếu,…

- Tranh thủ nguồn cung ứng của khách hàng, vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp và từ các thành phần kinh tế khác.

- Vốn của Nhà nước tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước,v.v.. Ưu tiên cho cho việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ. Tập trung cao nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư đến năm 2015 hoàn thành cơ bản

77

các cơng trình hạ tầng chủ yếu, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vốn tích lũy của các doanh nghiệp và vốn vay nên tập trung cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, một phần dùng xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

- Có kế hoạch bố trí tăng kinh phí ngân sách thường xuyên hàng năm, hỗ trợ, khuyến khích phát triển cơng nghệ hiện đại, nhất là hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi để tăng mạnh vốn đầu tư phát triển công nghiệp.

- Lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển để điều phối và cung ứng các nguồn tài chính cho các dự án ưu tiên. Rà sốt lại các mục tiêu đầu tư, xác định rỏ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư và chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng.

- Sử dụng các nguồn lực do nhà nước trực tiếp quản lý, hoàn thiện thêm một bước về kết cấu hạ tầng, tăng dần đầu tư tích lũy cho đầu tư phát triển các dự án công nghiệp. Ngân sách nhà nước là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong việc hỗ trợ nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp cần sử dụng vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới trang thiết bị kỹ thuật.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Áp dụng nhiều hình thức huy động vốn một cách linh hoạt nhằm khai thác các nguồn vốn nội lực trong dân; kết hợp lồng ghép với nguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.

- Các ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn thực hiện các dự án đầu tư. Áp dụng mức lãi suất phù hợp cho các dự án phát triển cơng nghiệp trọng điểm của tỉnh; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc các ngành nghề và địa bàn ưu đãi.

78

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn khuyến công của ngân sách địa phương.

- Xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng phục vụ các khu công nghiệp, làng nghề truyền thống, phát triển kinh tế nông thôn,… phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn như: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay và các nguồn vốn khác để phát triển hiệu quả và đảm bảo khả năng hoàn trả.

- Kiến nghị về trên có chính sách giá cả hợp lý, khuyến thích sản xuất, tạo động lực thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, kể cả doanh nghiệp nước ngồi tham gia đầu tư phát triển cơng nghiệp và tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn nhân lực

Trong điều kiện khó khăn và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh như hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư là nhiệm vụ cấp thiết nhằm nâng cao tính hấp dẫn của Đắk Lắk trong mắt các nhà đầu tư. Đặc biệt, trong q trình phát triển cơng nghiệp, nhất là phát triển cơng nghiệp nặng thì cần địi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao. Vì vậy, để tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung thực hiện:

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức liên quan đến công tác đầu tư, đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng

- Tỉnh cần thực hiện cơng tác rà sốt lại đội ngũ cán bộ, công chức liên quan đến cơng tác đầu tư hiện có để xác định cụ thể số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức. Từ đó có quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức phù hợp, khơng để tình trạng thừa về số lượng, thiếu về chất lượng. Việc rà soát phải được tiến hành đồng loạt và triệt để từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

- Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là chất lượng chính trị, năng lực chun mơn và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân; Đổi mới nội dung

79

và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Minh bạch hố quy trình tuyển dụng, quy định chuẩn trình độ cho cán bộ công chức để ngay khi tuyển dụng đã chọn được người có đủ trình độ đáp ứng u cầu cơng việc. Đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc thực tế của cán bộ, công chức; tạo động lực làm việc đúng đắn cho cán bộ, công chức.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động, chú trọng nguồn lao động có tay nghề cao, có tác phong chuyên nghiệp

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề phù hợp với ngành nghề người lao động đang có lợi thế. Thơng qua đó, giáo dục kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp trong lao động nhằm nâng cao ý thức kỷ luật của người lao động.

- Có định hướng các ngành nghề và lĩnh vực đầu tư vào tỉnh; từ đó quy hoạch cụ thể, xác định nhu cầu đối với lao động chun mơn có tay nghề để đào tạo những ngành nghề phù hợp đáp ứng nhu cầu về lao động cả số lượng và chất lượng; tránh đào tạo tràn lan, người lao động học nghề nhưng khơng có việc để làm, những ngành nghề cần lao động thì lại thiếu, trong khi thuê lao động ngồi tỉnh thì chi phí cao, khơng hấp dẫn được các nhà đầu tư vì khơng tạo ra lợi nhuận cao.

- Tăng cường các hình thức hợp tác quốc tế về dạy nghề như trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, tập huấn, liên kết đào tạo nước ngoài với những nghề mà trong nước, trong tỉnh chưa đủ điều kiện đào tạo, nhằm cung cấp nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ DN trong việc cạnh tranh, thu hút lao động có trình độ cao từ nơi khác về cống hiến cho địa phương như các kỹ sư,

80

công nhân kỹ thuật cao, thợ giỏi, các chuyên gia trong lĩnh vực cơng nghệ; có chế độ đãi ngộ thích đáng, phối hợp cùng với nhà đầu tư quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để họ yên tâm lao động gắn bó với DN và địa phương.

- Hằng năm, tỉnh phối hợp cùng các nhà đầu tư tổ chức các hội thi, hội thao kỹ thuật nghề; qua đó phát hiện kịp thời, có chính sách bồi dưỡng và đào tạo nâng cao đối với người lao động có trình độ năng lực và kiến thức giỏi để họ có điều kiện phát huy khả năng của mình trong lao động và cống hiến, đặc biệt trong ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào lao động sản xuất.

- Ngồi ra, phải có cơ chế quản lý đối với việc xây dựng chế độ trả lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ của các DN cho người lao động một cách cơng bằng, hợp lý và có tính động viên khuyến khích cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)