Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐắK

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trong phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk là:

Nguyên nhân khách quan

- Xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh Đắk Lắk thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp so với mặt bằng chung của cả nước làm cho nguồn thu NSNN nhỏ, không tự cân đối được NSNN mà phải nhờ số vốn bổ sung từ NSTW nên phần vốn dành cho đầu tư phát triển công nghiệp từ kênh NSNN là rất hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện và nâng cấp nhiều song vẫn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong quá trình CNH - HĐH. Mặt khác, vị trí địa lý của tỉnh khơng thuận lợi, xa các trung tâm lớn của cả nước, xa cảng biển; cơ sở hạ tầng các KCN, CCN chưa hoàn thiện.

- Cuộc suy thối tồn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, làm cho tăng trưởng kinh tế suy giảm, vồn đầu tư nước ngoài hạn hẹp, lạm phát tăng cao, sản xuất công nghiệp lao đao, hàng tồn kho lớn… Điều này làm cho hoạt động cơng nghiệp tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

- Lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh tuy có bước phát triển nhanh, song hầu hết có quy mơ nhỏ, khả năng tái đầu tư còn hạn chế; DNNN tuy đã được sắp xếp, đổi mới song hiệu quả mang lại cịn thấp, chưa có những DN chủ lực thực sự trên các lĩnh vực.

- Thị trường tiêu thụ hàng hóa khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng cịn hạn hẹp, sức mua thấp. Các dịch vụ phát triển cịn chậm, chưa có điều kiện tận dụng được cơ sở hạ tầng có tính chất phục vụ trực tiếp cho các dự án, các điều kiện khác chưa phát triển đường bộ.

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước vào ngành cơng nghiệp, đặc biệt trong điều kiện nền

62

kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, bằng cách đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, hấp dẫn các nhà đầu tư .

Nguyên nhân chủ quan

- Mơi trường, cơ chế, chính sách, cơng tác quản lý thị trường và cải cách thủ tục hành chính tuy đã được tỉnh quan tâm xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh song vẫn chưa nhất quán, chưa ổn định và thiếu sự thơng thống làm hạn chế nhiều điều kiện để phát triển. Các chính sách ban hành chưa phát huy được tác dụng. Việc chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động sản xuất cơng nghiệp cịn chậm trễ, chưa linh hoạt và thiếu kiên quyết, đơi lúc cịn địi hỏi nhiều thủ tục, nhất là đối với khâu xin chủ trương đầu tư.

- Sự phối hợp trong quản lý và đầu tư vào ngành công nghiệp của các cơ quan chức năng có liên quan chưa thật sự tích cực và hiệu quả, cách tổ chức quản lý vẫn còn chồng chéo, nặng về hình thức và thủ tục. Điều này làm cho các cơ chế, chính sách khuyến đầu tư phát triển công nghiệp không phát huy hết hiệu quả, chưa tạo được sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Chưa có một chiến lược xúc tiến đầu tư tổng thể, các dự án kêu gọi đầu tư mới chỉ đưa ra những thông tin về ngành nghề, tổng vốn đầu tư… rất chung chung, trong khi đó có nhiều thơng tin các nhà đầu tư cần lại khơng có. Mặt khác, nguồn kinh phí tổ chức cho hoạt động xúc tiến đầu tư rất hạn chế, đa số các hoạt động xúc tiến đều tổ chức bằng tiền tài trợ hoặc phối hợp với các hoạt động khác.

- Các hoạt động kinh tế còn nặng về phát triển quy mô; khai thác tài nguyên, sản xuất và trao đổi sản phẩm thô, chưa chú trọng việc đầu tư chiều sâu, dài hạn, đầu tư công nghệ, thiết bị mới để sản xuất hàng hóa có hàm lượng cơng nghệ cao.

- Tỉnh Đắk Lắk đã xác định cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh

63

vực này chủ yếu là nguồn vốn NSNN, vốn đầu tư không nhiều nên cơ sở hạ tầng của tỉnh phát triển chậm và không đồng bộ, đặc biệt là nguồn nước, điện cung cấp cho các KCN, CCN. Điều này đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất chế biến..

- Tầm nhìn trong cơng tác quy hoạch ngành cơng nghiệp của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều hạn chế, phải điều chỉnh thường xuyên; đôi khi các quy hoạch ngành không được công bố rõ ràng và cịn mang tính cục bộ địa phương.

- Ngoài ra, một nguyên nhân gây cản trở đối sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đó là trình độ chun mơn, nghiệp vụ của lực lượng lao động cũng như đội ngũ quản lý còn nhiều hạn chế, số lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chưa đáp ứng yêu cầu.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tuy tăng, nhưng xét về giá thì thấp hơn mức chung cả nước. Đầu tư cho phát triển cơng nghiệp cịn hạn chế, các doanh nghiệp thiếu tính liên kết dẫn đến sản xuất manh mún, thiếu sức cạnh tranh.

Mặc dù lao động trong công nghiệp tăng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu lao động toàn tỉnh lại thấp. Nguyên nhân do sức hút từ khu vực công nghiệp chưa thực sự trở thành động lực để kéo lao động từ các khu vực khác. Mặt khác, trình độ lao động thấp, tay nghề chuyên môn kém là cản trở lớn khi lao động muốn dịch chuyển sang khu vực này.

Do các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ lẻ, nên hạn chế năng lực đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất. Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D chưa được doanh nghiệp chú trọng.

Một số ngành, địa phương, cơ sở nhận thức chưa đầy đủ trách nhiệm của mình nên việc đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác chỉ đạo điều hành thực hiện cơ chế, chính sách chưa kiên quyết, hiệu lực thấp. Một số bộ phận công chức

64

cịn trì trệ, năng lực và trình độ chuyên mơn cịn yếu, chưa làm tốt chức trách của mình.

Chính sách thu hút và đạo tạo nguồn nhân lực cho phát triển cơng nghiệp cịn mang nặng lý thuyết, chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề.

65

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 73)