Quy mô các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.3. Quy mô các yếu tố sản xuất

a. Vốn

Trong giai đoạn 2008 - 2014, nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh nguồn vốn NSNN, các nguồn vốn khác như: vốn tự có của DN, vốn của tổ chức DN, tiết kiệm của dân cư, vốn vay, vốn FDI và các nguồn vốn khác được huy động và sử dụng có hiệu quả. Nếu xét theo thành phần kinh tế thì vốn đầu tư trong nước (vốn khu vực Nhà nước và vốn khu vực ngoài Nhà nước) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh, thậm chí năm 2009, 2010 và 2011 thì vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng 100%.

- Vốn khu vực Nhà nước: Nhìn chung vốn đầu tư khu vực Nhà nước khơng có những biến động mạnh và chiếm khoảng 33% tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Nếu năm 2008, vốn khu vực Nhà nước là 1.023,26 tỷ đồng thì đến năm 2009 tăng thêm 471,91 tỷ đồng, đạt 1.495,17 tỷ đồng và giảm dần xuống còn 1.090,63 tỷ đồng vào năm 2013. Và tăng nhẹ vào năm 2014 đạt 1.142,3 tỷ đồng. Điều này cũng phù hợp với cơ cấu vốn hiện nay, khi vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu so với khu vực Nhà nước.

43

+ Vốn NSNN: Giai đoạn 2008 - 2014, nguồn từ NSNN chỉ chiếm khoảng 10 % tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk (tương đương 2.492,91tỷ đồng). Trong đó, nguồn vốn NSTW chiếm khoảng 7,11% và NSĐP chiếm khoảng 2,96% tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Điều này cho thấy nguồn vốn NSĐP của tỉnh hiện nay rất khó khăn, tổng thu NSĐP không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, các dự án đầu tư sẽ rất khó thực hiện nếu khơng có trợ cấp từ nguồn vốn NSTW và các nguồn khác. Do vậy, để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thì tỉnh Đắk Lắk cần sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn NSTW.

Bảng 2.10: Vốn đầu tư ngành công nghiệp giai đoạn 2008-2014

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 2.763,98 4.120,06 3.707,81 3.312,6 3.813,52 3.927,59 4.159,75 1. Vốn khu vực Nhà nước 1.023,26 1.495,17 1.234,76 1.176,03 1.137,26 1.090,63 1.142,30 - Vốn NSNN 320,3 402,11 467,17 306,34 384,29 298,48 314.22 - Vốn tự có của DNNN 397,28 590,69 471,25 455,23 235,73 251,73 251.74 - Vốn vay và huy động khác 305,68 502,37 296,34 414,46 517,24 540,42 576.34 2. Vốn khu vực ngoài Nhà nước 1.630,92 2.624,89 2.473,05 2.136,57 2.171,73 2.240,2 2.349,67 - Vốn của DN

ngoài quốc doanh 586,59 950,49 874,95 660,77 701,42 657,03 693,44 - Tiết kiệm của

dân cư 1.044,33 1.674,4 1.598,1 1.475,8 1.470,31 1.583,17 1.656,23 3. Vốn ngoài

nước 109,8 - - - 504,53 596,76 667,78

- Vốn FDI 109,8 - - - 504,53 596,76 667,79

44

+ Vốn tự có của DNNN: Chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào ngành cơng nghiệp của tỉnh và đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2009 vốn đầu tư từ DNNN đạt 590,69 tỷ đồng, chiếm 14,33% tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và đây cũng là tỷ trọng cao nhất trong cả giai đoạn; đến năm 2013, vốn đầu tư khu vực này giảm mạnh còn 251,73 tỷ đồng, chiếm 6,41%. Sở dĩ, vốn đầu tư từ DNNN giảm mạnh là do nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn, đã tác động mạnh đến hoạt động của các DNNN.

+ Vốn vay và huy động khác: Trong giai đoạn 2008 - 2014, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư khu vực Nhà nước và chiếm khoảng 11,9% tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn vốn NSNN hạn hẹp, nguồn vốn vay có vai trị hết sức quan trọng, nó giúp các dự án được triển khai đúng tiến độ và tạo cơ hội để đầu tư các dự án có tiềm năng mới.

- Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước: Vốn đầu tư từ khu vực này tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư vào ngành công nghiệp, chiếm hơn 50%. Nếu năm 2008 nguồn vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.630,92 tỷ đồng thì đến năm 2014 tăng lên 2.349,67 tỷ đồng, tăng 718,75 tỷ đồng so với năm 2008. Trong đó:

+ Vốn của tổ chức DN ngoài quốc doanh: Đảng và Nhà nước đã xác định DN là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước và là nhân tố then chốt thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nên trong những năm qua có nhiều nhiều chủ trương, chính sách mới được ban hành, tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các DN, đặc biệt là các DN ngồi quốc doanh. Nhờ đó, các DN đã mở rộng quy mơ hoạt động, năng lực sản xuất và chủ động tăng nhanh hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tình hình khủng hoảng kinh tế nên nguồn vốn đầu tư có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm trên 30% tỷ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.

45

+ Vốn tiết kiệm của dân cư: Đây là khu vực có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư của cả ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể: năm 2008 nguồn vốn đầu tư từ dân cư chiếm 1.044,33 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã tăng lên 1.583,17 tỷ đồng, tăng 538,84 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm 40,3% tỷ trọng vốn đầu từ ngành công nghiệp năm 2013. Như vậy, vốn đầu tư từ dân cư đã thể hiện tính khả thi và tiềm năng ngày càng lớn của mình.

- Vốn đầu tư nước ngoài: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là vốn FDI. Trong giai đoạn 2008 - 2014, toàn tỉnh chỉ có 7 dự án FDI đầu tư vào công nghiệp với tổng số vốn 1.211,09 tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư, gồm các nhà đầu tư từ Anh, Nhật Bản, Singapore, Hà Lan và Thái Lan. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư FDI cịn khá thấp, tính ổn định khơng cao, nhiều năm liền khơng có dự án đầu tư nào. Do đó, tỉnh Đắk Lắk cần xác định việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề hết sức cấp bách để thúc đẩy quá trình CNH - HĐH, đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn đầu tư trong nước còn nhiều hạn chế như hiện nay.

b. Lực lượng lao động

Ngành công nghiệp đã tạo điều kiện để giải quyết lao động, tạo việc làm mới. Số lượng lao động ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng đều qua các năm. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm phần lớn trong lao động cơng nghiệp phân theo ngành, tăng trung bình 66.96% trong 5 năm qua.

Số lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng đều qua các năm từ 32.144 người năm 2008 đã tăng lên 50.983 người năm 2014, như vậy đã tăng gấp 1,5 lần. Trong đó, lao động làm việc trong ngành cơng nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ lớn nhất, trên 85% tổng số lao động ngành công nghiệp; lao động làm việc trong ngành cơng nghiệp khai khống và Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tốc độ tăng trưởng tương đối chậm.

46

Sở dĩ có sự chênh lệch lao động giữa các ngành này là do ngành công nghiệp chế biến là một trong những ngành chủ lực, có quy mơ và tốc độ tăng trưởng nhanh trong khi hai ngành còn lại vẫn đang từng bước phát triển.

Bảng 2.11. Số lượng lao động ngành công nghiệp giai đoạn 2008-2014

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 32.144 37.392 46.833 47.706 48.526 50.103 50.983

- CN khai khoáng 1.158 1.180 1.208 1.241 1.279 1.324 1.398

- CN chế biến 27.681 33.058 42.121 42.892 43.622 44.978 45.652

- Sản xuất, phân phối

điện, khí đốt và nước 3.305 3.154 3.504 3.573 3.625 3.801 3933

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Phân tích chất lượng lao động ngành cơng nghiệp qua hai năm 2009 và 2012 cho thấy mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng dần qua các năm (trình độ đào tạo đại học và trên đại học tăng từ 2,47% năm 2009 lên 2,97% năm 2012; cao đẳng tăng từ 4,57% lên 6,29%, trung cấp từ 5,64% lên 7,87 và sơ cấp từ 6,92% lên 8,77%) nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với lao động tồn ngành, trong khi đó tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm hơn 75%.

Bảng 2.12: Cơ cấu chất lượng lao động ngành cơng nghiệp

Trình độ chun mơn

2009 2012

Lao động

(1000 Người) Cơ cấu (%)

Lao động (1000 Người)

Cơ cấu (%)

Tổng số 37.392 100 48.526 100

- Đại học và trên đại học 923 2,47 1.441 2,97

- Cao đẳng 1.709 4,57 3.052 6,29

- Trung cấp 2.109 5,64 3.819 7,87

- Sơ cấp 2.588 6,92 4.256 8,77

- Chưa qua đào tạo 30.063 80,4 35.958 74,1

47

Như vậy, chất lượng lao động ngành công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu, lao động có trình độ chun mơn cịn thấp, lao động chưa qua đào tạo lại chiếm tỷ lệ cao. Chính điều này đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động của các dự án công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động, khiến các nhà đầu tư không thật sự yên tâm khi đầu tư vào đây. Vì vậy, trong thời gian tới để ngành công nghiệp ngày càng phát triển theo đúng định hướng đã đề ra thì tỉnh Đắk Lắk cần tích cực thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh Đắk Lắk, vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược nhằm xây dựng lực lượng lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao, có cơ cấu ngành nghề hợp lý. Thời gian qua, nhất là trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới và tiến hành CNH - HĐH, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm không ngừng phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể ngày 10/12/2010 Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị Quyết số 18/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng 5 năm 2011-2015, trong đó đã nhấn mạnh đến cơng tác phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)